PHẠT BẮC, BÌNH NAM






Ai về xứ Bắc ta đi với
thăm lại non sông giống Lạc Hồng
từ độ mang gươm đi mở cõi
Nghìn năm  thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)



Tấm ảnh trên đã được Photoshop, ghép lại từ hai tấm hình - cái khung cửa bên
trong khu tường thành Hoa Lư  thời  Đinh Bộ Lĩnh trên đường vào động Tam Cốc.



Câu cuối cùng, ban đầu tác giả dùng chữ "Trời Nam", nhưng không hiểu lý do gì cho nên đã đổi ra thành "Nghìn năm" mà có lẽ đúng hơn và hay hơn - vì nó khôngcòn giới hạn nơi chốn, chẳng phải chỉ có ở trời Nam mới nhớ về phương Bắc, mà còn ở bất cứ không gian (nơi) nào, thời gian nào.

Năm ngoái trong một chuyến đi thăm các tỉnh & thành phố ở miền Tây - An Giang, Cần Thơ, Châu Đốc, Bến Tre; trên đường đi tôi quen với một cặp vợ chồng ở Canada về. Đi chơi chung mấy ngày nên trở thành thân thiết, qua lại gửi email kể chuyện về chuyến đã qua. Thắng, tên người chồng -  tháng trước hẹn rủ tôi chuyến về tới sẽ  ra Bắc. Lúc đọc email của Thắng, trong đầu tôi lan man nghĩ về sử Việt, thời của vua Quang Trung, đã không những dành lại độc lập cho đất nước - mà còn dám đem quân chinh phạt kẻ xâm lấn. Bởi vậy tôi gửi email cho Thắng với cái tựa "PHẠT BẮC, BÌNH NAM", dùng những danh từ, ngôn ngữ thật lộng ngôn & ngông cuồng, tưởng tượng ví mình như Nguyễn Huệ  thuở nào, và trả lời rằng  ừ  hai anh em sẽ ra Bắc - nhất là nếu có dịp về Ninh Bình, Phát Diệm - thăm lại mồ mả của ông bà nội,hai người đã sớm mất khi bố tôi vẫn còn là một thanh niên chưa đầy 20 tuổi. Sau đó nếu còn thời gian và hứng thú, sẽ làm một chuyến "Bình Nam" đến các tỉnh lỵ khác của miền Tây mà mình chưa đặt chân đến.








và tấm thứ hai chụp  từ trên đình núi Hải-Vân nhìn về hướng Nam, nơi bắt đầu mở rộng bờ cõi, cuộc nam tiến  của Việt-Nam sau này.
 



Trong lúc đi thăm các di tích lịch sử của người xưa, khi Châu Âu còn mờ đắm thời trong trung cổ, dân chúng sống theo lối  bộ tộc, thì Đinh Bộ Lĩnh  đã dẹp tan loạn Thập Nhị Xứ Quân, đem giang sơn về một mối. Năm 979, loạn quan Đỗ Thích ám sát Đinh Liễn, con trưởng của Đinh Tiên Hoàng, giết luôn cả Đinh Tiên Hoàng,  toan đưa Đinh Vệ lúc đó mới 6 tuổi lên làm vua để dễ bề thao  túng. Quan cận thần nhanh chóng chém đầu Đỗ Thích để dẹp loạn. Phương Bắc đã không bỏ lỡ cơ hội đem quân đến biên giới, định thôn tính nước Nam trong lúc lòng dân đang hoang mang, loạn thần chưa biết còn hay hết.

Lúc ấy, Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn - tức Lê Đại Hành - điều quân đi chống trả. Giữa lúc giặc đông quân và thế mạnh như chẻ tre, lòng dân hoang mang vì ấu chúa Đinh Vệ còn quá trẻ, Thái Hậu Dương Vân Nga - sau khi đã bàn bạc với các đại thần, và vì lẽ tồn vong của dân tộc, bà đem áo Long Bào của ấu chúa, dâng cho ngài đại tướng Lê Đại Hành.

Triều đại nhà Đinh chấm dứt sau 12 năm và nhà tiền Lê khởi đầu, với chiến thắng tại Ôn Châu, Lạng Sơn - chém đầu đại tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bạ. Chẳng biết  tin đồn  hư hay thật, rằng Thái Hậu Dương Vân Nga có tư thông với Lê Đại hành-  nhưng dù gì đi chăng nữa, hành động vì dân tộc, vì nước mà quên đi cái ngôi vị không thế nào được giữ mãi. Thái Hậu Dương Vân Nga - nếu quả thật thì xứng đáng trong sử sách hơn cả hai chị em Trưng, Triệu - gương sáng cho cho bao nhiêu thế hệ sau.



 nơi giòng máu của Trần H. Logan đã khởi nguồn.

Tôi ra chào đời ở miền Bắc, ngay trung tâm của 36 Phố Phường ở Hà-Nội, được vài tháng thì gia đình phải di cư vào Nam. Chứ nếu chỉ tạm lánh, dọn về Ninh Bình chẳng hạn, nơi quê cha đất tổ của bố tôi, thì phải dung danh từ "tản cư" mới đúng. Trong thời Pháp thuộc và gữa cuộc chiến dành độc lập, mẹ kể gia đình ông bà ngoại đã phải tản cư rồi hồi cư mấy bận để tránh bom đạn.

Chính vì sinh ra nhưng không từng lớn lên ở xứ Bắc cho nên tôi không có chút kỷ niệm nào để thương nhớ, để lưu luyến về Hà-Nội, nhất là sau này tôi càng ngày càng nghe nhiều về chuyện dân "Hà Lội" bây giờ hỗn và hung dữ như gấu. Nghe chỉ thêm buồn, nhưng đó là điều không tránh  được khi những con người của Hà Nội xưa hơn 1/2 đã qua đời, đã bỏ mình trong thời chiến tranh,  số 1/4 còn lại cũng đã bỏ ra đi tứ xứ, nhiều nhất là vào Nam. Khi đất trống, bỏ ngỏ thì thú hoang thường hay lân la tìm về lập bầy, làm tổ - người nào dám ở lại thì cũng chẳng là bao - giống như lăn lộn với sỏi đá mãi thì bàn tay cũng chai lỳ - sống va chạm với đám người tứ xứ, hỗn tạp ấy thì con người cũng dễ trở thành lỳ lợm, nhiễm cái thói kém văn hóa mà họ bây giờ cho là "vô tư", bình thường. Bởi vậy bây giờ hễ ai nói chuyện du lịch ra Bắc, dân miền Nam nhiều người cũng phải lẽ lưỡi, nhại câu cuối trong bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ "Bây giờ sợ lắm đất Thăng Long !".

Sau năm 2005, tuy đã từng đi từ Nam ra Bắc đã 3 lần, không biết rằng mình sẽ có cơ hội để làm thêm một chuyến  "phạt Bắc" như ý mong muốn, nhưng có một điều tôi hy vọng là trước khi sức khỏe không còn cho phép. Ít nhất cũng phải về thăm xứ Bắc them một lần nữa, chứ không khéo thì mình lại mãi mãi "Nghìn năm  thương nhớ đất Thăng Long" , luyến tiếc hoài những hình ảnh, âm vang về những con người đã vốn có "nghìn năm văn hiến" trong dòng máu, trong văn hóa như những người Hà Nội xa xưa cũ.

Xưa người ta thường hay tấm tắc nói về "trai Hà Nội, gái Hà Nội"  đã  thanh lịch, sang đẹp như thế nào, bây giờ nếu đề cập  đến trai hay gái dân Hà-Nội, cả đến dân du khách ngoại quốc, ai nghe mà cũng thấy phát hãi, chạy dài - nếu không chạy luôn thẳng về nước của họ.

Ngẫm đâm lại thấy buồn cho số phận dân tộc, mà có lẽ câu "từ độ mang gươm đi mở cõi", theo định luật nhân quả, không biết đó có phải là điềm báo ứng cho việc dùng gươm dáo để xóa sổ giống dân Chàm, và không biết bao nhiêu thế hệ mai sau cần phải trả cho cái việc mở cõi của cha ông. Thà đem "gươm" đi chém gió chơi  khơi khơi như tôi coi bộ đỡ phải mang thù oán (tuy đôi khi có thể cũng làm cho thiên hạ bực mình vì đủ lý do), nhưng đời mà - chín người, mười ý. Chúa Jesus chưa hề đánh đập hay nói nặng ai mà còn bị đóng đinh trên cây thập giá thì nhằm nhò gì mình. Nói thế mà không chừng có người cho mình lộng ngôn, dám tự ví mình ngang hàng với  Chúa. Đúng là miệng lưỡi không xương, thương thì trái ấu cũng tròn, ghét thì cỡ như sơn đen cũng đâm trở thành ra...trắng nhách!

HAH!HAH!HAH!
ĐỜI !


SVT
2014

Comments

Popular posts from this blog

THƠ - KHUNG TRỜI TUỔI TRUNG-HỌC

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG - MỸ THO