NHỮNG NẺO ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG - 2017
Chuyến đi năm nay, thay vì có những tiết mục dành riêng cho từng địa phương, tôi sẽ gom nó lại thành một tựa đề chính gọi là "NHỮNG NẺO ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG - 2017", mà trong đó sẽ có từng đoạn kể lại những gì tôi đã trải nghiệm qua ở từng địa danh - thượng vàng hạ cám đủ kiểu, đủ loại như món tả phí lù, mà người miền nam thường hay gọi là hầm bà lằng...
Bạn nên thường xuyên trở lại xem trang này, vì thỉnh thoảng sẽ có những đoạn mới đăng cập nhật, nối tiếp nhiều điều mới lạ - hoặc là "cũ nguời mới ta" , hay hoặc dở là chuyện phụ, chính mới là cái cớ để mình càm ràm dăm ba chuyện. Thế đi hén/nhá ? :)
12/30
*** SÀIGÒN - BÌNH QUỚI-I
Trở lại Saigòn được đã hai hôm, nhưng vì bị cảm lạnh từ ngày cuối cùng rời Đà-Lạt, hôm nay tôi mới ló ra đường để đưa một cặp vợ chồng người bạn đi dã ngoại ở bán đảo Thanh-Đa, luôn tiện ở đó ăn tối kiểu 'bao bụng' (buffet) tại khu du lịch ăn uống Bình Quới-I (có tất cả 3 chi nhánh trên bán đảo); với giá $290 ngàn/một người, bạn có thể tha hồ chọn 70 món - từ những món khai vị, món ăn chính cho đến bao nhiêu là thứ ăn tráng miệng - không kể thức uống như nước ngọt, rượu, bia. Bạn còn được vừa nhâm nhi, vừa nghe ban nhạc ca hát những bài tân cổ giao duyên, tân nhạc trước thời 75 (nhạc vàng Bolero) và những giọng hò hát chèo của xứ Huế.
Tôi không nhớ rằng mình đã từng đến bán đảo du lịch ăn uống sinh thái này đã bao lần, trên năm, sáu lần là ít nhất; những chuyến đầu tiên thường thì chỉ lo sưu tầm chụp phong cảnh, hình ảnh kỷ niệm, về sau thì đưa bạn bè - những ai mới đến Việt-Nam và chưa hề biết chỗ "dã ngoại" kiểu bỏ túi, ngắn hạn chỉ cách Sàigòn hơn 5 cây số đường chim bay. Sở dĩ tôi thích chốn này vì đây có những hình ảnh mà tôi hằng mơ ước bao lâu nay, một mảnh vườn nơi thôn vắng để tự trồng rau, trồng vài cây ăn trái với một cái ao nhỏ để thả cá, nuôi tôm; vài con gà con vịt thả chạy quanh nhà - nghĩa là thích "tự biên, tự diễn" - vui thú điền viên, nhàn nhã; xa cuộc sống xô bồ, đầy náo nhiệt. Nhưng đó không có nghĩa là tôi muốn trốn lánh đời thường, chỉ cần chỗ yên tĩnh để tinh thần được thảnh thơi sau những lúc phải va chạm với cuộc đời.
12/18/2017
*** Đà Lạt Mùa Lễ Hội
quảng trường Lâm Viên nhộn nhịp chuẩn bị cho mùa lễ hội
vài ngày nữa sẽ có nhiều hình ảnh đẹp của Đà Lạt vào mùa này.
Trước khi xuống Nha-Trang, thành phố Đà Lạt đã nổ lực và ráo riết chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm - bao gồm là cuộc Triễn Lãm Hoa và quảng bá các sản phẩm của địa phương - rồi cộng luôn cả mùa lễ Giáng Sinh, rồi mùa cưới mà nhiều đôi uyên ương thường hay chọn thành phố sương mù gió lạnh này là nơi để họ hưởng tuần trăng mật thật lý tưởng. Nhưng cuộc đời vốn luôn theo luật Âm Dương, trong điều tốt đều có lẫn cái xấu. Mùa đông ở Đà Lạt mang lại cái hạnh phúc và lãng mạn cho những kẻ yêu nhau, mới cưới. Ngược lại, cái lạnh buốt ở đây gây bao nhiêu khó khăn cho người già, người lớn tuổi khiến nội chỉ trong vòng một tuần lễ khi vừa mới lên đây, tôi đã nghe tin ba người bị bệnh đột quỵ - vội ra đi thật bất ngờ. Một người bạn - quen thân với chủ một khách sạn kia - kể lại là năm ngoái cũng vào mùa Noel, họ có một ông khách từ Sàigòn lên chơi rồi nửa đêm bất ngờ bị đột quỵ, qua đời. Chả biết kẻ xấu số kia có phải đúng là người "mở hàng đắt khách" hay không; mới tuần qua lại thêm một người khách du lịch lên Đà Lạt, định hưởng mùa Giáng Sinh ở đây. Ai dè rồi cũng bị đột quỵ, ngủm củ tỏi (tiếng lóng của người Bắc), xác còn đang trong quan tài đặt ở nhà thờ, chờ người nhà sáng mai lên để dự lễ an táng. Khi Chúa gọi số của mình thì chỉ còn biết hoan hỉ gào "Bingo !" thôi chứ còn làm được gì nữa chừ !
*** Thời giờ là vàng bạc.
Người Việt thường hay nói câu trên, nói riết đâm nhàm; và "lời nói chẳng mất tiền mua" - nghĩa là "talk is cheap" (lời nói rẻ tiền) cho nên nói mà không làm thì cũng như không. Sở dĩ tôi càm ràm về chuyện này bởi vì, tại vì, rằng, thì, mà, là....sống trong cái văn hóa tôn trọng thời giờ quý báu bên nước người hơn bốn thập niên, cho nên khi về đây được nghe bà con hẹn mình 1:30 trưa thì đúng 1 giờ 30 tôi bắt đầu mà chờ mãi cho đến gần 3 giờ trưa họ mới đến. Chuyện đi dự đám cưới của người Việt thì giấy mời ghi rõ ràng là 7 giờ nhưng nếu ai không nhét củ khoai lang, khoai từ để lót dạ thì ráng để bao tử đói meo, chờ đến gần 8:30 hay chín giờ may ra món thứ nhất ăn khai vị mới được trình làng. Bởi vậy, tôi có thể sửa đổi câu "ăn giỗ đi trước, lội nước đi sau" thành "ăn giỗ đi trước, ăn cưới đi sau" coi bộ cũng hổng sai tí ti ông cụ nào. Nói ví von một cách khác, muốn tiến bộ theo kịp những điều gì hay tốt của nước người, thì lời nói phải đi với việc làm, đừng giống như kiểu vừa nhấn ga (cho tiến tới) mà lại vừa đạp thắng...lút cán, thì nhích được từng bước cũng là bà rá nhập, là hên bẩy mươi đời !
Đến Đà Lạt du khách có cái thú "giết thì giờ" - nghĩa là họ muốn ngao du, nhàn hạ đi thăm chỗ này, đến chỗ nọ, rồi chụp ảnh "tự sướng" để gửi về khoe bà con, bạn bè, nội ngoại và kẻ mình....ghét nữa cũng không chừng ! Để làm chi vậy ta? Để khoe, để chọc tức chứ còn gì nữa !
Dĩ nhiên, giết thì giờ thay vì luôn coi "thời giờ là vàng bạc" cũng có cái lý của nó. Chẳng lẽ cứ cho rằng vì thì giờ quý giá mà nai lưng làm trâu bò, cầy cuốc mãi không có lúc nghỉ ngơi, thư giãn ? Vậy thì lúc nào "thời giờ mới là vàng bạc". Ở Sàigòn tôi đã chiêm nghiệm được một bài học, đó là mình được cho cái hẹn, bảo rằng đúng 1:30 chiều đến lấy giấy tờ. Đến nơi đúng hẹn, nhưng được "khẩn báo" bảo rằng người tôi muốn gặp hiện đang "bận họp", không chừng chắc phải ba, bốn giờ chiều mới xong. NHƯNG. Vì "thời giờ là vàng bạc", nếu tôi muốn công chuyện được mau lẹ, chỉ cần bỏ ra $100 ngàn đồng thì sẽ có người khác lo cho rất nhanh chóng - không tới 10 phút ! À, té ra là vậy.
Ở Đà Lạt tôi lại rút tỉa được một khía cạnh mới về giá trị của thời giờ. Tôi đã từng kể câu chuyện - à không phải nói là sự tích - vì nó đã có quá lâu hơn bốn chục năm rồi chứ giỡn! Đó là sự tích về cái tên "Mai Anh Đào", mà một "sự cố" khác cũng khá liên quan mật thiết với nó. Sau khi đào bới lên một khúc, những người làm đường chẳng để lại một thứ gì để che đậy lại chỗ mình vừa đào, trước là tránh bị hư hại, sau là cho thiên hạ có chỗ đi, chỗ băng qua mà không bị xẩy thai, té chỏng gọng. Họ bỏ mặc "thi công" dông cha đi đâu mất tiêu. Thì giờ của họ là vàng bạc mà lỵ ! Chưa hết, mấy ngày sau trở lại, khi làm xong chuyện đã giao phó thì "công đoạn" cuối cùng của họ là lấp và tráng lớp xi măng lên chỗ họ vừa mới đào hôm trước - rồi họ bèn rủ nhau "thi công" tẩu tán - chẳng để chỗ ra vào, chỗ thoát cho những người ở trong khu phố hay xóm nơi đó. Bởi vậy ngày hôm sau, lúc đi bộ mua đồ ăn sáng, con đường tráng xi măng chỗ thì có dấu chân người, chân chó dẫm lên tứ tung; chỗ thì mấy vết xe gắn máy in hằn, mà trội hơn nữa là những "đại gia" có xe hơi đã hiên ngang hoặc "vô tư" đậu ngay trên chỗ xi măng còn chưa khô ! Thế là "một lần không tốn, bốn lần không xong", ngay hôm sau nhóm người làm đường trở lại "hiện trường", lần này thì đích thực là họ thi công để sửa chữa lại "sự cố". Bởi vậy, chắc một là họ "quá giầu"(dư thời giờ) hay là quá thư giãn, muốn làm hai, ba lần để rút tỉa kinh nghiệm hay chăng ? Tôi đếch biết. Chỉ biết rằng đến chỗ nào cũng thế, bổn cũ soạn lại. Đừng trách là tại nhà nước hay tại này, tại nọ. Biết va đầu vào tường là đau, nhưng vẫn cứ hy vọng lần sau chắc sẽ không bị (đau). Đúng là hết nói !
Tối hôm qua đi ngang qua vòng xoay dưới con dốc Hòa Bình (đường Lê Đại Hành)thấy người ta triễn lãm những loại xe thường thấy của thời trước 75, tất cả hai được "ngụy trang" (trang trí) bởi những chậu cây trông rất tài tình và nghệ thuật - do đó biết bao nhiêu người sáng nay muốn leo vào để chụp hình kỷ niệm. Đồng thời văng vẳng bản nhạc "Love Is Blue" ("L'amour Est Bleu) của Paul Mauriat vang vọng từ chiếc loa phóng thanh đâu đó quyện lẫn trong tiếng gió lớn - hình như cơn bão thứ 15 đang đi qua - đã khiến tôi trong giây lát quay vụt trở về với mùa Giáng Sinh của năm 1968. Bản nhạc đã được thịnh hành mãi đến ngày hôm nay và có lẽ cả mai sau. Mười lăm tuổi, đó là tuổi của đa số thanh thiếu niên vẫn còn chưa biết gì ngoài chuyện học hành và phụ giúp gia đình để kiếm cơm gạo như bao nhiêu bạn bè của tôi, nhưng riêng tôi đã biết thế nào là nhớ nhung, là yêu thầm trộm nhớ - không chỉ riêng một - mà là cả hai chị em hàng xóm, ngày nào cũng muốn ra ban công nhìn trộm hai chị em đi học về, ít nhất một lần và chả bao giờ tỏ tình. Thế cũng đủ. Mãi sau này tôi mới hiểu rằng tại sao, đó là bởi vì tôi yêu cái dịu hiền của cô chị, và yêu luôn cả cái đẹp sắc sảo, tinh ranh của cô em gái, nhưng nếu phải chọn một - như tôi đã chọn một người hơn bốn muơi năm về trước - duyên nợ hay không, tôi chọn cái đẹp nội tâm, mà phải là người từng trải, hiểu đời lắm mới cảm nhận được. Cho rằng tôi tự phụ, nhận mình có chiều sâu hay không chẳng quan trọng bằng đó là sự thật. Vì có khối người, sau khi lấy nhau rồi được vài tháng hay vài năm, chục năm sau mới nhận ra sự chọn lựa của mình là sai lầm. Chuyện tôi đúng hay không chả nhằm nhò gì với những gì sai lầm của chính họ, hiểu được nó thì sẽ chẳng vướng mắc vào vết bánh xe đã đi trước đó, không thì cứ mãi trong cái vòng lẩn quẩn của cuộc đời.
Mùa giáng sinh năm Mậu Thân (1968) - nếu ai còn nhớ - đối với tôi, đó là mùa giáng sinh ảm đạm nhất mà có lẽ nhiều người muốn nó chóng trôi qua, sang một cái Tết mới, quên đi những đau thương, tang tóc của những ngày tháng đầu năm của tết Mậu Thân. Trong cái se lạnh của cuối tháng Chạp, sau khi một mình lái xe đi lễ ở Nhà thờ Đức Bà đêm Noel, tôi còn nhớ là mình thầm ước sẽ một lần hưởng mùa Giáng Sinh ở Đà Lạt, xem nó lãng mạn và thơ mộng đến cỡ nào mà thiên hạ ai cũng hằng mơ ước. Vậy mà năm 1974 tôi ở đó coi như cũng gần năm tháng - bắt đầu từ mùa hè - trước ngày Giáng Sinh tôi lại lên chuyến xe đò trở về Sàigòn, không ở lại để xem ngày lễ trọng đại của một năm ra thế nào ở chốn cao nguyên nhiều đồi núi, cây xanh; nhất là lúc đó tôi đã có người yêu, nàng cầu mong tôi sẽ ở lại để chia sẻ một mùa Giánh Sinh đầu tiên của cuộc tình mới chớm. Nghĩ cho cùng, tôi có tất cả lý do để ở lại và cảm nghiệm mùa Giánh Sinh đầu tiên ở Đà Lạt, nhưng chỉ một lý do duy nhất tôi chọn phải rời xa đó là tôi muốn biết sự xa cách sẽ như thế nào, để chính mình tự hiểu đó có phải là một mối tình thực sự, hay chỉ là khoảng khắc lãng mạn, bồng bột nhất thời. Kết cục ra sao thì bây giờ tôi với người đó hiện đang cùng nhau chờ đợi mùa Giáng Sinh sắp đến - lần trước và cũng là lần đầu tiên trong đời của tôi, vào năm 2011, hai vợ chồng cùng nhau đi lễ nửa đêm ở nhà thờ Con Gà về, tôi làm một bài thơ - ghi lại những gì mà mình từng đã mơ ước cho cái Giáng Sinh năm 1974.
Đêm Giáng-Sinh, chàng đưa em đi lễ
Trời lập đông, thoáng lạnh bờ vai gầy
Vòng tay chàng, ôm em sao thật ấm
Môi chàng tham, làm em ngất ngây say
Trong nhà thờ, chạnh lòng em thầm nghĩ
Chừng thiên-đàng, cũng chỉ bấy nhiêu thôi
Không có chàng, đời em ra sao nhỉ ?
Vắng một ngày, chắc buồn lắm, eo ơi !
Chuông nhà thờ, nửa đêm vang rộn rã
Phố đông người, hai đứa đi rong chơi
Chàng tặng em, con gấu bông mầu trắng
Em nhón chân, hôn chàng thay những lời
Đưa em về, con đường dài chợt ngắn
Đêm Giáng-Sinh, tạ ơn Chúa ra đời
Em ước mình luôn mãi được may mắn
Đừng bao giờ hai đứa ở hai nơi.
SVT-2011
*** CẤM CÂU CÁ hay CẤM CÁ CẮN CÂU ?
Lần nào đi ngang qua hồ Xuân Hương, nơi có bảng "Cấm Câu Cá" mà chỉ người mù mới cóc thấy, tôi khám phá một chuyện "kỳ tích" là Cảnh Sát ở đây - hay nhân viên bảo vệ môi trường - chả ai thấy những người đang tụm năm, tụm ba vừa hút thuốc là vừa ngồi co ro câu cá, ngay tại những chỗ có bảng cấm. Thế mới chiến ! Một chiều trước khi về lại Sàigòn, tôi rảnh sách xe chạy lòng vòng quanh bờ hồ dưới cơn mưa bụi, nhớ lại một thời lãng mạn thường hay đi loanh quanh lên đồi, xuống phố; nhất là những buổi sáng cuốc bộ từ khu Nha Địa Dư đến trường ở dưới phố, phải đi ngang qua hồ. Thấy một nhóm ba người đang ngồi câu cá và cái bảng cấm nằm nhô hẳn trên mặt nước, mà cho dù trời đang có cơn mưa đi chăng nữa, ai cũng thấy ba chữ "CẤM CÂU CÁ" cắm gần bờ cho mọi người thấy. Tôi tò mò tấp xe vào, rồi tàn tàn ra chỗ đám người đang ngồi câu. Ra tuồng như mình là một du khách xa lạ cóc biết gì xất, xớ rớ lại gần một người, tôi hỏi một câu thật ngây thơ...vô số tội:
- Ở đây kỳ hén? Bộ họ chưa muốn gỡ bảng cấm hay sao ta?
- Có hay không cũng chả ăn nhậu gì, hơn sức đâu mà gỡ nó xuống !
- Tại sao vậy chú?
- Thiệt ra, theo tui nghĩ, người ta viết lộn chứ hổng phải dzậy!
- Rành rành như thế rồi còn lộn chỗ nào hả chú?
- Đáng lẽ phải viết cho chính xác là "CẤM CÁ CẮN CÂU" , chứ ai lại cấm
câu cá ở hồ công cộng bao giờ ! Người ta muốn câu thì thây kệ, miễn cá
đừng cắn câu thì có chết thằng Tầu nào? Bởi vậy có ai bị bắt, bị phạt vì
câu cá ở đây đâu ?
- Ừa hén ! con cá nào ngu cắn câu ráng chịu, bảng cấm rành rành còn
than trời chi nữa !
Đại khái là vậy, giống như chuyện hối lộ lẫn tham nhũng mà báo chí vẫn đăng hà rầm hàng ngày. Tiền "bôi trơn" (hay lót đường) nếu đã đưa thì ai ngu gì mà chả lấy? Bởi thế cho nên nạn tham nhũng, giống như chuyện "cấm cá cắn câu", báo chí có la làng, la xóm thì chuyện cứ vưỡn xẩy ra như mặt trời mọc hướng đông, lặn về hướng tây. Sau ông Đinh rồi sẽ có ông Búa, bà Kìm/Kềm...bị trở thành dê tế thần. Chuyện xưa như trái đất.
12/27
*** Mùa Đông Đà Lạt
Thường thì vào khoảng cuôi tháng chạp thì Đà Lạt đã thôi hết mưa
Khi nói đến mùa đông, có lẽ ai cũng nghĩ đến cái lạnh lẽo, không khí ảm đảm, trời nhiều mây xám, và những cơn mưa kéo dài, v.v...Mùa đông của đời người cũng chẳng khác chi, ai cũng nghĩ đến nào là bệnh tật, sức khỏe yếu dần, tai mắt kém đi; rồi chỉ toàn nghe chuyện những người thuộc giới tuổi "vào đông" như mình là kẻ mất, người còn; kẻ ốm, người đau bệnh nặng. Chu kỳ của vạn vật, của đấng tạo hóa chẳng bao giờ thay đổi.
Ngày vừa mới lên Đà Lạt, vợ chồng tôi ghé thăm hai vợ chồng người bạn học xưa, thấy cửa nhà đóng im lìm, bấm chuông thì cũng chẳng ai ra mở . Lúc gặp cô em gái của bạn, chúng tôi mới biết rằng người chồng bất ngờ bị chẩn đoán với một căn bệnh ung thư, hiện đang nằm điều trị ở BV Chợ Rẫy; đó là lý do mà nhà im cửa đóng vì nguời vợ phải cấp tốc đưa chồng về Sàigòn để chữa bệnh. Mới năm ngoái đây thôi, cặp vợ chồng này đã hẹn hò, rủ rê rằng sang năm họ sẽ về hưu, cùng với hai vợ chồng tôi xuống Nha-Trang, đi Đà Nẵng, ghé Hội-An, thăm Huế,v.v...những nơi mà họ thường ước mong được giang hồ, đi bụi (phượt) giống như hai vợ chồng tôi. Đùng một cái căn bệnh hiểm nghèo xẩy ra chẳng ai ngờ, khi sức khỏe của anh ấy, nhìn bề ngoài rất khỏe mạnh, có lẽ hồi năm ngoái trông còn khỏe hơn tôi. Hơn hai tuần sau, vợ chồng tôi mới có dịp gặp lại họ. Nghe cô vợ kể về những nhọc nhằn khi phải chăm sóc chồng, thói quen đùa giỡn của tôi - không phải trên sự đau khổ của người khác - mà muốn cho anh một nụ cười, tạm quên đi những thử thách nghiệt ngã ở trước mắt. Tôi làm bộ nghiêm giọng:
- Tui đã bảo ông từ lâu ! thương vợ thì mình phải có sẵn (phòng nhì) cung phi,
mỹ nữ; giúp vợ đỡ phải nhọc nhằn lo lắng đủ thứ chuyện...ông lại không chịu nghe!
Người bạn nở nụ cười hiền:
- Thiệt không đó? hay là lủi thủi cảnh một mình chả ai thèm ngó...
- Ừa hén ! tui quên cha nó câu "một vợ thì nằm giường lèo, hai vợ
thì nằm chèo queo, ba vợ thì xuống chuồng heo một mình !"
Thôi, bỏ qua đi tám !
Cô vợ cũng cười xòa, vì biết tánh tôi xưa nay vẫn vậy. Đời vốn luôn như thế - sinh, lão, bệnh, tử - biết vậy rồi hơi đâu chuốc thêm sầu muộn chi cho khổ. Tôi thích tìm tòi, nhìn cuộc đời qua những góc cạnh khác người, nhất là những gì mà thiên hạ chẳng nghĩ tới. Chẳng hạn như tôi từng nghĩ là dân Do Thái cũng nên biết ơn kẻ độc tài Hitler, vì nhờ hắn "xử lý" vài triệu người gốc Do Thái trong thế chiến II, mà từ đó trên khắp chân trời góc bể, họ đã quay trở về để lập quốc - y như lời mặc khải của tiên tri đã tuyên bố hơn hai ngàn năm trước. Thế chuyện người Việt đã phải bỏ nước ra đi cả triệu người sau năm 1975 thì chúng ta có nên cám ơn người bạn "đồng minh" (nhưng chơi đểu) hay lãnh tụ của đảng CSVN - để bây giờ hàng năm cả bao nhiêu chục tỷ đô la được đổ về lại với quê hương? Hah!hah!hah! Tôi để bạn tự tìm cho mình những góc cạnh khác về chuyện này, để bạn bè lâu ngày có dịp để bà Tám với nhau chơi cho vui. Riêng tôi thì dù có biết ơn hay nguyền rủa cũng chẳng ăn nhậu gì, quan trọng hơn là mình đã, đang, hoặc sẽ làm được gì với chỗ đứng hiện tại với sự hiểu biết của mình.
*** Những Quán Ăn Ngon
Theo món ăn chợt nhớ đến, không nhất thiết theo thứ tự hay hạng mục.
Bún Bò Huế
1) số 02 Quang Trung, Phường 9.
Từng đến đây ăn đã hơn hai năm, nhưng chỉ có lần này tôi mới khám phá ra rằng hai bên quán Bún Bò Huế chính gốc này có hai tiệm chuyên lo về vấn đề mai táng và bán hòm/quan tài. Bên trái là cơ sở Đức Hòa - lo vụ ma chay, chôn cất - còn bên phải là cơ sở cung cấp hòm, áo quan,v.v... tên TUYẾT. Tôi thầm thắc mắc là chẳng biết ngày Tết họ có chúc tụng nhau "buôn may, (bán) đắt hàng" hay không, nhưng bảo đảm với bạn là đã ăn ở đây mấy lần rồi - như hôm chụp tấm hình này chẳng hạn - chúng tỏ rằng không phải quán này mở ra để cung cấp "khách hàng" cho hai cơ sở làm ăn kế bên. Yên chí lớn.
2) Quán Bún Bò Huế ngon thứ nhì, có lẽ là tiệm ở số 92 đường Nguyễn Đình Chiểu, rất gần khu ĐH Cao Đẳng Sư Phạm (Lycee Yersin cũ), tô lớn giá chỉ có $30 ngàn.
PHỞ
1) Phở Cường 17 đường Thi Sách
Nhớ đừng đến trễ, vì sau 12 giờ trưa quán thường đóng cửa vì hết phở
2) Phở Hiếu ở đường Tăng Bạt Hổ. Chủ quán này và Phở Cường là hai người bạn học, chơi rất thân với nhau.
CHÁO VỊT
30A Yersin cuối bờ hồ - qua khỏi siêu thị Big-C; ngon, sạch sẽ và giá rất bình dân. Hai tô cháo và một dĩa gỏi vịt chỉ có $80 ngàn đồng. Rất đã điếu cho những hôm trời lạnh, đi ăn trễ, hay không muốn quá nặng bụng trong buổi tối.
MÓN THỊT DÊ
Lẩu Dê Phương Quang, 1 Bis đường Yersin, trên đường đến ĐH Sư Phạm.
Món Dê nấu Lẩu, Xào Lăn hay Nướng - cả ba đều thích hợp nơi xứ lạnh như Đà Lạt. Một phần khoảng $130 ngàn, dư sức cho 2 người ăn.
CƠM GÀ TA PHAN RANG
số 2 đường 3 Tháng 4, món cơm gà chính gốc ở Phan Rang, một phần trung bình chỉ $35 ngàn.
CHÈ "Hé" hay CHÈ Như Ý
Dân hảo ngọt thích ăn chè thì cứ vô tư vào một trong hai tiệm: Một là quán chè "Hé" - số 11A đường Ba Tháng Hai (Duy Tân cũ), sát cạnh tiệm bánh Liên Hoa. Sở dĩ quán này chẳng có bảng hiệu gì cả, nhưng dân địa phương lẫn kẻ du lịch sành điệu đều biết chỗ này, tên tiệm được đặt bởi vì cửa mở he hé, đủ cho một, hai người khách vào lọt. Quán thứ hai tên Như Ý, 102a cùng trên con đường, nằm phía bên phải (từ khu Hòa Bình đi xuống) có nhiều món hơn, ngon và rẻ cũng chẳng kém.
Sữa Đậu Nành Cô Lan
Từ trên khu phố Hòa Bình xuống con đường Ba Tháng Hai, rẽ trái vào đường Nguyễn Thị Minh Khai (Đoàn Thị Điểm cũ), chỉ bán vào buổi chiều tối trước cổng trường tiểu học ĐTĐ. Nhiều người hay đùa cợt bảo rằng: cô Lan tuy đã trên 70 những vẫn còn (bán) sữa (đậu nành), béo và ngon lành...nhiều nơi khác cũng bắt chước dùng luôn cả tên cô để làm thương hiệu như của chính mình ! ngon hay không thì tôi chưa hề thử món sữa đậu nành của họ, chỉ thích uống sữa đậu nành của cô Lan bán ở góc đường này.
BÁNH CUỐN HÀ-NAM
60 đường Trần Phú
Tiệm Bánh LIÊN HOA
Ai đến Đà Lạt mà chưa hề tạt ngang hay ghé vào tiệm này thì đó là một thiếu xót rất lớn, vì ở đây không những chỉ có bánh ngọt, bánh mặn mà còn bán nào là đủ loại xôi ngọt, mặn, bánh mì thịt đủ loại - chưa hết, còn có tiệm bán Mì Hoành Thánh, Vịt Tiềm ngay kế bên trông, và trên lầu là nhà hàng. Tiệm này cũng có một chi nhánh cũng lớn chẳng kém nằm ngay dưới đường Phan Đình Phùng, đổ dốc Trương Công Định đi xuống.
(còn tiếp)
14 tháng 12, 2017
*** NHA TRANG
Sau gần hai tuần lễ ở xứ đồi thông gió lạnh - hai vợ chồng đón chuyến xe xuống Nha Trang để đổi gió và phơi chút nắng, sợ ở Đà Lạt lâu quá thịt da trở thành "trắng quá nhìn hổng ra" - nhại theo câu thơ của Nguyên Sa "áo em trắng quá nhìn không ra", mà có lẽ nguyên do chính xác hơn là vì cái lạnh của Đà Lạt làm khơi lại nơi chốn và lý do tại sao mình vừa cuốn gói chạy về Việt-Nam. Sáng sớm mới hơn sáu giờ, nhìn ra ban công trên khách sạn đã thấy lố nhố người đi tắm biển - chẳng cần đem ống nhòm ra nhìn, tôi cũng dư biết chỉ có dân địa phương mới chịu khó dậy sớm đi tắm biển, vì ai cũng sợ khi nắng lên thì chỉ cần một, hai giờ là sẽ bị đen như mọi. Ngoại trừ du khách ngoại quốc hay dân mới từ Đà Lạt xuống, ngoài trời mới mấp mé cỡ 80 độ F thì vẫn còn thấy...rét !
*** NHA TRANG - Một Buổi Sáng Khoái Ăn Sang
15 tháng 12, 2017
Chừng bẩy giờ sáng, hai vợ chồng sách xe chạy vào khu chợ Đầm, ghé mua mỗi thứ một hộp - hay một gói, nào là bánh Tằm Lá Dứa, bánh Tằm khoai Mì, bánh Chuối Nếp hấp và gói khoai Từ - khoai Lang mỗi thứ vỏn vẹn chỉ $10 ngàn; xong chạy về quán Cà phê Hoàng Tuấn, đã đầy ắp người ngồi. Gọi một ly phin cà phê sữa đá, một ly trái Dứa tươi xay - hai vợ chồng ngồi ăn sáng với khoai ("sáng ăn khoai - khoái ăn sang"), vừa ăn vừa nhâm nhi thức uống và ngắm xe cộ qua lại tấp nập trên con đường Trần Phú ở phía dưới. Bữa ăn sáng bình dân nhưng no nê - no cành hông tại vì "no lòng đói con mắt" - thấy cái gì cũng ngon cũng rẻ nên mua tuốt luốt; tất cả tính ra chưa tới $5 đô la Mỹ, trong khi ở Mỹ may lắm đem về chỉ vỏn vẹn được một ly cà phê nhỏ của Starbucks.
Bạn nên thường xuyên trở lại xem trang này, vì thỉnh thoảng sẽ có những đoạn mới đăng cập nhật, nối tiếp nhiều điều mới lạ - hoặc là "cũ nguời mới ta" , hay hoặc dở là chuyện phụ, chính mới là cái cớ để mình càm ràm dăm ba chuyện. Thế đi hén/nhá ? :)
12/30
*** SÀIGÒN - BÌNH QUỚI-I
Trở lại Saigòn được đã hai hôm, nhưng vì bị cảm lạnh từ ngày cuối cùng rời Đà-Lạt, hôm nay tôi mới ló ra đường để đưa một cặp vợ chồng người bạn đi dã ngoại ở bán đảo Thanh-Đa, luôn tiện ở đó ăn tối kiểu 'bao bụng' (buffet) tại khu du lịch ăn uống Bình Quới-I (có tất cả 3 chi nhánh trên bán đảo); với giá $290 ngàn/một người, bạn có thể tha hồ chọn 70 món - từ những món khai vị, món ăn chính cho đến bao nhiêu là thứ ăn tráng miệng - không kể thức uống như nước ngọt, rượu, bia. Bạn còn được vừa nhâm nhi, vừa nghe ban nhạc ca hát những bài tân cổ giao duyên, tân nhạc trước thời 75 (nhạc vàng Bolero) và những giọng hò hát chèo của xứ Huế.
đây mới chỉ là màn "tổng công kích lần I "
Tôi không nhớ rằng mình đã từng đến bán đảo du lịch ăn uống sinh thái này đã bao lần, trên năm, sáu lần là ít nhất; những chuyến đầu tiên thường thì chỉ lo sưu tầm chụp phong cảnh, hình ảnh kỷ niệm, về sau thì đưa bạn bè - những ai mới đến Việt-Nam và chưa hề biết chỗ "dã ngoại" kiểu bỏ túi, ngắn hạn chỉ cách Sàigòn hơn 5 cây số đường chim bay. Sở dĩ tôi thích chốn này vì đây có những hình ảnh mà tôi hằng mơ ước bao lâu nay, một mảnh vườn nơi thôn vắng để tự trồng rau, trồng vài cây ăn trái với một cái ao nhỏ để thả cá, nuôi tôm; vài con gà con vịt thả chạy quanh nhà - nghĩa là thích "tự biên, tự diễn" - vui thú điền viên, nhàn nhã; xa cuộc sống xô bồ, đầy náo nhiệt. Nhưng đó không có nghĩa là tôi muốn trốn lánh đời thường, chỉ cần chỗ yên tĩnh để tinh thần được thảnh thơi sau những lúc phải va chạm với cuộc đời.
12/18/2017
*** Đà Lạt Mùa Lễ Hội
quảng trường Lâm Viên nhộn nhịp chuẩn bị cho mùa lễ hội
vài ngày nữa sẽ có nhiều hình ảnh đẹp của Đà Lạt vào mùa này.
Trước khi xuống Nha-Trang, thành phố Đà Lạt đã nổ lực và ráo riết chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm - bao gồm là cuộc Triễn Lãm Hoa và quảng bá các sản phẩm của địa phương - rồi cộng luôn cả mùa lễ Giáng Sinh, rồi mùa cưới mà nhiều đôi uyên ương thường hay chọn thành phố sương mù gió lạnh này là nơi để họ hưởng tuần trăng mật thật lý tưởng. Nhưng cuộc đời vốn luôn theo luật Âm Dương, trong điều tốt đều có lẫn cái xấu. Mùa đông ở Đà Lạt mang lại cái hạnh phúc và lãng mạn cho những kẻ yêu nhau, mới cưới. Ngược lại, cái lạnh buốt ở đây gây bao nhiêu khó khăn cho người già, người lớn tuổi khiến nội chỉ trong vòng một tuần lễ khi vừa mới lên đây, tôi đã nghe tin ba người bị bệnh đột quỵ - vội ra đi thật bất ngờ. Một người bạn - quen thân với chủ một khách sạn kia - kể lại là năm ngoái cũng vào mùa Noel, họ có một ông khách từ Sàigòn lên chơi rồi nửa đêm bất ngờ bị đột quỵ, qua đời. Chả biết kẻ xấu số kia có phải đúng là người "mở hàng đắt khách" hay không; mới tuần qua lại thêm một người khách du lịch lên Đà Lạt, định hưởng mùa Giáng Sinh ở đây. Ai dè rồi cũng bị đột quỵ, ngủm củ tỏi (tiếng lóng của người Bắc), xác còn đang trong quan tài đặt ở nhà thờ, chờ người nhà sáng mai lên để dự lễ an táng. Khi Chúa gọi số của mình thì chỉ còn biết hoan hỉ gào "Bingo !" thôi chứ còn làm được gì nữa chừ !
*** Thời giờ là vàng bạc.
Người Việt thường hay nói câu trên, nói riết đâm nhàm; và "lời nói chẳng mất tiền mua" - nghĩa là "talk is cheap" (lời nói rẻ tiền) cho nên nói mà không làm thì cũng như không. Sở dĩ tôi càm ràm về chuyện này bởi vì, tại vì, rằng, thì, mà, là....sống trong cái văn hóa tôn trọng thời giờ quý báu bên nước người hơn bốn thập niên, cho nên khi về đây được nghe bà con hẹn mình 1:30 trưa thì đúng 1 giờ 30 tôi bắt đầu mà chờ mãi cho đến gần 3 giờ trưa họ mới đến. Chuyện đi dự đám cưới của người Việt thì giấy mời ghi rõ ràng là 7 giờ nhưng nếu ai không nhét củ khoai lang, khoai từ để lót dạ thì ráng để bao tử đói meo, chờ đến gần 8:30 hay chín giờ may ra món thứ nhất ăn khai vị mới được trình làng. Bởi vậy, tôi có thể sửa đổi câu "ăn giỗ đi trước, lội nước đi sau" thành "ăn giỗ đi trước, ăn cưới đi sau" coi bộ cũng hổng sai tí ti ông cụ nào. Nói ví von một cách khác, muốn tiến bộ theo kịp những điều gì hay tốt của nước người, thì lời nói phải đi với việc làm, đừng giống như kiểu vừa nhấn ga (cho tiến tới) mà lại vừa đạp thắng...lút cán, thì nhích được từng bước cũng là bà rá nhập, là hên bẩy mươi đời !
Đến Đà Lạt du khách có cái thú "giết thì giờ" - nghĩa là họ muốn ngao du, nhàn hạ đi thăm chỗ này, đến chỗ nọ, rồi chụp ảnh "tự sướng" để gửi về khoe bà con, bạn bè, nội ngoại và kẻ mình....ghét nữa cũng không chừng ! Để làm chi vậy ta? Để khoe, để chọc tức chứ còn gì nữa !
Dĩ nhiên, giết thì giờ thay vì luôn coi "thời giờ là vàng bạc" cũng có cái lý của nó. Chẳng lẽ cứ cho rằng vì thì giờ quý giá mà nai lưng làm trâu bò, cầy cuốc mãi không có lúc nghỉ ngơi, thư giãn ? Vậy thì lúc nào "thời giờ mới là vàng bạc". Ở Sàigòn tôi đã chiêm nghiệm được một bài học, đó là mình được cho cái hẹn, bảo rằng đúng 1:30 chiều đến lấy giấy tờ. Đến nơi đúng hẹn, nhưng được "khẩn báo" bảo rằng người tôi muốn gặp hiện đang "bận họp", không chừng chắc phải ba, bốn giờ chiều mới xong. NHƯNG. Vì "thời giờ là vàng bạc", nếu tôi muốn công chuyện được mau lẹ, chỉ cần bỏ ra $100 ngàn đồng thì sẽ có người khác lo cho rất nhanh chóng - không tới 10 phút ! À, té ra là vậy.
con đường Hồ Tùng Mậu, từ khách sạn Đà Lạt Palace đi xuống bờ hồ, đêm tối
mà vẫn có người ra sức dựng hàngquán trên lề đường để bán sản phẩm - bắt
mà vẫn có người ra sức dựng hàngquán trên lề đường để bán sản phẩm - bắt
đầu từ chiều ngày 24/12
Ở Đà Lạt tôi lại rút tỉa được một khía cạnh mới về giá trị của thời giờ. Tôi đã từng kể câu chuyện - à không phải nói là sự tích - vì nó đã có quá lâu hơn bốn chục năm rồi chứ giỡn! Đó là sự tích về cái tên "Mai Anh Đào", mà một "sự cố" khác cũng khá liên quan mật thiết với nó. Sau khi đào bới lên một khúc, những người làm đường chẳng để lại một thứ gì để che đậy lại chỗ mình vừa đào, trước là tránh bị hư hại, sau là cho thiên hạ có chỗ đi, chỗ băng qua mà không bị xẩy thai, té chỏng gọng. Họ bỏ mặc "thi công" dông cha đi đâu mất tiêu. Thì giờ của họ là vàng bạc mà lỵ ! Chưa hết, mấy ngày sau trở lại, khi làm xong chuyện đã giao phó thì "công đoạn" cuối cùng của họ là lấp và tráng lớp xi măng lên chỗ họ vừa mới đào hôm trước - rồi họ bèn rủ nhau "thi công" tẩu tán - chẳng để chỗ ra vào, chỗ thoát cho những người ở trong khu phố hay xóm nơi đó. Bởi vậy ngày hôm sau, lúc đi bộ mua đồ ăn sáng, con đường tráng xi măng chỗ thì có dấu chân người, chân chó dẫm lên tứ tung; chỗ thì mấy vết xe gắn máy in hằn, mà trội hơn nữa là những "đại gia" có xe hơi đã hiên ngang hoặc "vô tư" đậu ngay trên chỗ xi măng còn chưa khô ! Thế là "một lần không tốn, bốn lần không xong", ngay hôm sau nhóm người làm đường trở lại "hiện trường", lần này thì đích thực là họ thi công để sửa chữa lại "sự cố". Bởi vậy, chắc một là họ "quá giầu"(dư thời giờ) hay là quá thư giãn, muốn làm hai, ba lần để rút tỉa kinh nghiệm hay chăng ? Tôi đếch biết. Chỉ biết rằng đến chỗ nào cũng thế, bổn cũ soạn lại. Đừng trách là tại nhà nước hay tại này, tại nọ. Biết va đầu vào tường là đau, nhưng vẫn cứ hy vọng lần sau chắc sẽ không bị (đau). Đúng là hết nói !
Tối hôm qua đi ngang qua vòng xoay dưới con dốc Hòa Bình (đường Lê Đại Hành)thấy người ta triễn lãm những loại xe thường thấy của thời trước 75, tất cả hai được "ngụy trang" (trang trí) bởi những chậu cây trông rất tài tình và nghệ thuật - do đó biết bao nhiêu người sáng nay muốn leo vào để chụp hình kỷ niệm. Đồng thời văng vẳng bản nhạc "Love Is Blue" ("L'amour Est Bleu) của Paul Mauriat vang vọng từ chiếc loa phóng thanh đâu đó quyện lẫn trong tiếng gió lớn - hình như cơn bão thứ 15 đang đi qua - đã khiến tôi trong giây lát quay vụt trở về với mùa Giáng Sinh của năm 1968. Bản nhạc đã được thịnh hành mãi đến ngày hôm nay và có lẽ cả mai sau. Mười lăm tuổi, đó là tuổi của đa số thanh thiếu niên vẫn còn chưa biết gì ngoài chuyện học hành và phụ giúp gia đình để kiếm cơm gạo như bao nhiêu bạn bè của tôi, nhưng riêng tôi đã biết thế nào là nhớ nhung, là yêu thầm trộm nhớ - không chỉ riêng một - mà là cả hai chị em hàng xóm, ngày nào cũng muốn ra ban công nhìn trộm hai chị em đi học về, ít nhất một lần và chả bao giờ tỏ tình. Thế cũng đủ. Mãi sau này tôi mới hiểu rằng tại sao, đó là bởi vì tôi yêu cái dịu hiền của cô chị, và yêu luôn cả cái đẹp sắc sảo, tinh ranh của cô em gái, nhưng nếu phải chọn một - như tôi đã chọn một người hơn bốn muơi năm về trước - duyên nợ hay không, tôi chọn cái đẹp nội tâm, mà phải là người từng trải, hiểu đời lắm mới cảm nhận được. Cho rằng tôi tự phụ, nhận mình có chiều sâu hay không chẳng quan trọng bằng đó là sự thật. Vì có khối người, sau khi lấy nhau rồi được vài tháng hay vài năm, chục năm sau mới nhận ra sự chọn lựa của mình là sai lầm. Chuyện tôi đúng hay không chả nhằm nhò gì với những gì sai lầm của chính họ, hiểu được nó thì sẽ chẳng vướng mắc vào vết bánh xe đã đi trước đó, không thì cứ mãi trong cái vòng lẩn quẩn của cuộc đời.
Hình ảnh chiếc Volkswagen Beetle đời 196X nay được trang hoàng cho lễ hội;
42 năm trước tôi dùng nó để thi lấy bằng lái xe ở Mỹ, tháng 12-1975
Chắc ai vẫn còn nhớ tên loại xe này và dùng vào việc gì nhỉ?
Mùa giáng sinh năm Mậu Thân (1968) - nếu ai còn nhớ - đối với tôi, đó là mùa giáng sinh ảm đạm nhất mà có lẽ nhiều người muốn nó chóng trôi qua, sang một cái Tết mới, quên đi những đau thương, tang tóc của những ngày tháng đầu năm của tết Mậu Thân. Trong cái se lạnh của cuối tháng Chạp, sau khi một mình lái xe đi lễ ở Nhà thờ Đức Bà đêm Noel, tôi còn nhớ là mình thầm ước sẽ một lần hưởng mùa Giáng Sinh ở Đà Lạt, xem nó lãng mạn và thơ mộng đến cỡ nào mà thiên hạ ai cũng hằng mơ ước. Vậy mà năm 1974 tôi ở đó coi như cũng gần năm tháng - bắt đầu từ mùa hè - trước ngày Giáng Sinh tôi lại lên chuyến xe đò trở về Sàigòn, không ở lại để xem ngày lễ trọng đại của một năm ra thế nào ở chốn cao nguyên nhiều đồi núi, cây xanh; nhất là lúc đó tôi đã có người yêu, nàng cầu mong tôi sẽ ở lại để chia sẻ một mùa Giánh Sinh đầu tiên của cuộc tình mới chớm. Nghĩ cho cùng, tôi có tất cả lý do để ở lại và cảm nghiệm mùa Giánh Sinh đầu tiên ở Đà Lạt, nhưng chỉ một lý do duy nhất tôi chọn phải rời xa đó là tôi muốn biết sự xa cách sẽ như thế nào, để chính mình tự hiểu đó có phải là một mối tình thực sự, hay chỉ là khoảng khắc lãng mạn, bồng bột nhất thời. Kết cục ra sao thì bây giờ tôi với người đó hiện đang cùng nhau chờ đợi mùa Giáng Sinh sắp đến - lần trước và cũng là lần đầu tiên trong đời của tôi, vào năm 2011, hai vợ chồng cùng nhau đi lễ nửa đêm ở nhà thờ Con Gà về, tôi làm một bài thơ - ghi lại những gì mà mình từng đã mơ ước cho cái Giáng Sinh năm 1974.
Đêm Giáng-Sinh, chàng đưa em đi lễ
Trời lập đông, thoáng lạnh bờ vai gầy
Vòng tay chàng, ôm em sao thật ấm
Môi chàng tham, làm em ngất ngây say
Trong nhà thờ, chạnh lòng em thầm nghĩ
Chừng thiên-đàng, cũng chỉ bấy nhiêu thôi
Không có chàng, đời em ra sao nhỉ ?
Vắng một ngày, chắc buồn lắm, eo ơi !
Chuông nhà thờ, nửa đêm vang rộn rã
Phố đông người, hai đứa đi rong chơi
Chàng tặng em, con gấu bông mầu trắng
Em nhón chân, hôn chàng thay những lời
Đưa em về, con đường dài chợt ngắn
Đêm Giáng-Sinh, tạ ơn Chúa ra đời
Em ước mình luôn mãi được may mắn
Đừng bao giờ hai đứa ở hai nơi.
SVT-2011
*** CẤM CÂU CÁ hay CẤM CÁ CẮN CÂU ?
Lần nào đi ngang qua hồ Xuân Hương, nơi có bảng "Cấm Câu Cá" mà chỉ người mù mới cóc thấy, tôi khám phá một chuyện "kỳ tích" là Cảnh Sát ở đây - hay nhân viên bảo vệ môi trường - chả ai thấy những người đang tụm năm, tụm ba vừa hút thuốc là vừa ngồi co ro câu cá, ngay tại những chỗ có bảng cấm. Thế mới chiến ! Một chiều trước khi về lại Sàigòn, tôi rảnh sách xe chạy lòng vòng quanh bờ hồ dưới cơn mưa bụi, nhớ lại một thời lãng mạn thường hay đi loanh quanh lên đồi, xuống phố; nhất là những buổi sáng cuốc bộ từ khu Nha Địa Dư đến trường ở dưới phố, phải đi ngang qua hồ. Thấy một nhóm ba người đang ngồi câu cá và cái bảng cấm nằm nhô hẳn trên mặt nước, mà cho dù trời đang có cơn mưa đi chăng nữa, ai cũng thấy ba chữ "CẤM CÂU CÁ" cắm gần bờ cho mọi người thấy. Tôi tò mò tấp xe vào, rồi tàn tàn ra chỗ đám người đang ngồi câu. Ra tuồng như mình là một du khách xa lạ cóc biết gì xất, xớ rớ lại gần một người, tôi hỏi một câu thật ngây thơ...vô số tội:
- Ở đây kỳ hén? Bộ họ chưa muốn gỡ bảng cấm hay sao ta?
- Có hay không cũng chả ăn nhậu gì, hơn sức đâu mà gỡ nó xuống !
- Tại sao vậy chú?
- Thiệt ra, theo tui nghĩ, người ta viết lộn chứ hổng phải dzậy!
- Rành rành như thế rồi còn lộn chỗ nào hả chú?
- Đáng lẽ phải viết cho chính xác là "CẤM CÁ CẮN CÂU" , chứ ai lại cấm
câu cá ở hồ công cộng bao giờ ! Người ta muốn câu thì thây kệ, miễn cá
đừng cắn câu thì có chết thằng Tầu nào? Bởi vậy có ai bị bắt, bị phạt vì
câu cá ở đây đâu ?
- Ừa hén ! con cá nào ngu cắn câu ráng chịu, bảng cấm rành rành còn
than trời chi nữa !
Đại khái là vậy, giống như chuyện hối lộ lẫn tham nhũng mà báo chí vẫn đăng hà rầm hàng ngày. Tiền "bôi trơn" (hay lót đường) nếu đã đưa thì ai ngu gì mà chả lấy? Bởi thế cho nên nạn tham nhũng, giống như chuyện "cấm cá cắn câu", báo chí có la làng, la xóm thì chuyện cứ vưỡn xẩy ra như mặt trời mọc hướng đông, lặn về hướng tây. Sau ông Đinh rồi sẽ có ông Búa, bà Kìm/Kềm...bị trở thành dê tế thần. Chuyện xưa như trái đất.
12/27
*** Mùa Đông Đà Lạt
Thường thì vào khoảng cuôi tháng chạp thì Đà Lạt đã thôi hết mưa
Khi nói đến mùa đông, có lẽ ai cũng nghĩ đến cái lạnh lẽo, không khí ảm đảm, trời nhiều mây xám, và những cơn mưa kéo dài, v.v...Mùa đông của đời người cũng chẳng khác chi, ai cũng nghĩ đến nào là bệnh tật, sức khỏe yếu dần, tai mắt kém đi; rồi chỉ toàn nghe chuyện những người thuộc giới tuổi "vào đông" như mình là kẻ mất, người còn; kẻ ốm, người đau bệnh nặng. Chu kỳ của vạn vật, của đấng tạo hóa chẳng bao giờ thay đổi.
Ngày vừa mới lên Đà Lạt, vợ chồng tôi ghé thăm hai vợ chồng người bạn học xưa, thấy cửa nhà đóng im lìm, bấm chuông thì cũng chẳng ai ra mở . Lúc gặp cô em gái của bạn, chúng tôi mới biết rằng người chồng bất ngờ bị chẩn đoán với một căn bệnh ung thư, hiện đang nằm điều trị ở BV Chợ Rẫy; đó là lý do mà nhà im cửa đóng vì nguời vợ phải cấp tốc đưa chồng về Sàigòn để chữa bệnh. Mới năm ngoái đây thôi, cặp vợ chồng này đã hẹn hò, rủ rê rằng sang năm họ sẽ về hưu, cùng với hai vợ chồng tôi xuống Nha-Trang, đi Đà Nẵng, ghé Hội-An, thăm Huế,v.v...những nơi mà họ thường ước mong được giang hồ, đi bụi (phượt) giống như hai vợ chồng tôi. Đùng một cái căn bệnh hiểm nghèo xẩy ra chẳng ai ngờ, khi sức khỏe của anh ấy, nhìn bề ngoài rất khỏe mạnh, có lẽ hồi năm ngoái trông còn khỏe hơn tôi. Hơn hai tuần sau, vợ chồng tôi mới có dịp gặp lại họ. Nghe cô vợ kể về những nhọc nhằn khi phải chăm sóc chồng, thói quen đùa giỡn của tôi - không phải trên sự đau khổ của người khác - mà muốn cho anh một nụ cười, tạm quên đi những thử thách nghiệt ngã ở trước mắt. Tôi làm bộ nghiêm giọng:
- Tui đã bảo ông từ lâu ! thương vợ thì mình phải có sẵn (phòng nhì) cung phi,
mỹ nữ; giúp vợ đỡ phải nhọc nhằn lo lắng đủ thứ chuyện...ông lại không chịu nghe!
Người bạn nở nụ cười hiền:
- Thiệt không đó? hay là lủi thủi cảnh một mình chả ai thèm ngó...
- Ừa hén ! tui quên cha nó câu "một vợ thì nằm giường lèo, hai vợ
thì nằm chèo queo, ba vợ thì xuống chuồng heo một mình !"
Thôi, bỏ qua đi tám !
Cô vợ cũng cười xòa, vì biết tánh tôi xưa nay vẫn vậy. Đời vốn luôn như thế - sinh, lão, bệnh, tử - biết vậy rồi hơi đâu chuốc thêm sầu muộn chi cho khổ. Tôi thích tìm tòi, nhìn cuộc đời qua những góc cạnh khác người, nhất là những gì mà thiên hạ chẳng nghĩ tới. Chẳng hạn như tôi từng nghĩ là dân Do Thái cũng nên biết ơn kẻ độc tài Hitler, vì nhờ hắn "xử lý" vài triệu người gốc Do Thái trong thế chiến II, mà từ đó trên khắp chân trời góc bể, họ đã quay trở về để lập quốc - y như lời mặc khải của tiên tri đã tuyên bố hơn hai ngàn năm trước. Thế chuyện người Việt đã phải bỏ nước ra đi cả triệu người sau năm 1975 thì chúng ta có nên cám ơn người bạn "đồng minh" (nhưng chơi đểu) hay lãnh tụ của đảng CSVN - để bây giờ hàng năm cả bao nhiêu chục tỷ đô la được đổ về lại với quê hương? Hah!hah!hah! Tôi để bạn tự tìm cho mình những góc cạnh khác về chuyện này, để bạn bè lâu ngày có dịp để bà Tám với nhau chơi cho vui. Riêng tôi thì dù có biết ơn hay nguyền rủa cũng chẳng ăn nhậu gì, quan trọng hơn là mình đã, đang, hoặc sẽ làm được gì với chỗ đứng hiện tại với sự hiểu biết của mình.
*** Những Quán Ăn Ngon
Theo món ăn chợt nhớ đến, không nhất thiết theo thứ tự hay hạng mục.
Bún Bò Huế
1) số 02 Quang Trung, Phường 9.
Từng đến đây ăn đã hơn hai năm, nhưng chỉ có lần này tôi mới khám phá ra rằng hai bên quán Bún Bò Huế chính gốc này có hai tiệm chuyên lo về vấn đề mai táng và bán hòm/quan tài. Bên trái là cơ sở Đức Hòa - lo vụ ma chay, chôn cất - còn bên phải là cơ sở cung cấp hòm, áo quan,v.v... tên TUYẾT. Tôi thầm thắc mắc là chẳng biết ngày Tết họ có chúc tụng nhau "buôn may, (bán) đắt hàng" hay không, nhưng bảo đảm với bạn là đã ăn ở đây mấy lần rồi - như hôm chụp tấm hình này chẳng hạn - chúng tỏ rằng không phải quán này mở ra để cung cấp "khách hàng" cho hai cơ sở làm ăn kế bên. Yên chí lớn.
2) Quán Bún Bò Huế ngon thứ nhì, có lẽ là tiệm ở số 92 đường Nguyễn Đình Chiểu, rất gần khu ĐH Cao Đẳng Sư Phạm (Lycee Yersin cũ), tô lớn giá chỉ có $30 ngàn.
PHỞ
1) Phở Cường 17 đường Thi Sách
Nhớ đừng đến trễ, vì sau 12 giờ trưa quán thường đóng cửa vì hết phở
2) Phở Hiếu ở đường Tăng Bạt Hổ. Chủ quán này và Phở Cường là hai người bạn học, chơi rất thân với nhau.
CHÁO VỊT
30A Yersin cuối bờ hồ - qua khỏi siêu thị Big-C; ngon, sạch sẽ và giá rất bình dân. Hai tô cháo và một dĩa gỏi vịt chỉ có $80 ngàn đồng. Rất đã điếu cho những hôm trời lạnh, đi ăn trễ, hay không muốn quá nặng bụng trong buổi tối.
MÓN THỊT DÊ
Lẩu Dê Phương Quang, 1 Bis đường Yersin, trên đường đến ĐH Sư Phạm.
Món Dê nấu Lẩu, Xào Lăn hay Nướng - cả ba đều thích hợp nơi xứ lạnh như Đà Lạt. Một phần khoảng $130 ngàn, dư sức cho 2 người ăn.
CƠM GÀ TA PHAN RANG
số 2 đường 3 Tháng 4, món cơm gà chính gốc ở Phan Rang, một phần trung bình chỉ $35 ngàn.
CHÈ "Hé"
CHÈ Như Ý
CHÈ "Hé" hay CHÈ Như Ý
Dân hảo ngọt thích ăn chè thì cứ vô tư vào một trong hai tiệm: Một là quán chè "Hé" - số 11A đường Ba Tháng Hai (Duy Tân cũ), sát cạnh tiệm bánh Liên Hoa. Sở dĩ quán này chẳng có bảng hiệu gì cả, nhưng dân địa phương lẫn kẻ du lịch sành điệu đều biết chỗ này, tên tiệm được đặt bởi vì cửa mở he hé, đủ cho một, hai người khách vào lọt. Quán thứ hai tên Như Ý, 102a cùng trên con đường, nằm phía bên phải (từ khu Hòa Bình đi xuống) có nhiều món hơn, ngon và rẻ cũng chẳng kém.
Sữa Đậu Nành Cô Lan
Từ trên khu phố Hòa Bình xuống con đường Ba Tháng Hai, rẽ trái vào đường Nguyễn Thị Minh Khai (Đoàn Thị Điểm cũ), chỉ bán vào buổi chiều tối trước cổng trường tiểu học ĐTĐ. Nhiều người hay đùa cợt bảo rằng: cô Lan tuy đã trên 70 những vẫn còn (bán) sữa (đậu nành), béo và ngon lành...nhiều nơi khác cũng bắt chước dùng luôn cả tên cô để làm thương hiệu như của chính mình ! ngon hay không thì tôi chưa hề thử món sữa đậu nành của họ, chỉ thích uống sữa đậu nành của cô Lan bán ở góc đường này.
BÁNH CUỐN HÀ-NAM
60 đường Trần Phú
Tiệm Bánh LIÊN HOA
Ai đến Đà Lạt mà chưa hề tạt ngang hay ghé vào tiệm này thì đó là một thiếu xót rất lớn, vì ở đây không những chỉ có bánh ngọt, bánh mặn mà còn bán nào là đủ loại xôi ngọt, mặn, bánh mì thịt đủ loại - chưa hết, còn có tiệm bán Mì Hoành Thánh, Vịt Tiềm ngay kế bên trông, và trên lầu là nhà hàng. Tiệm này cũng có một chi nhánh cũng lớn chẳng kém nằm ngay dưới đường Phan Đình Phùng, đổ dốc Trương Công Định đi xuống.
(còn tiếp)
14 tháng 12, 2017
*** NHA TRANG
Sau gần hai tuần lễ ở xứ đồi thông gió lạnh - hai vợ chồng đón chuyến xe xuống Nha Trang để đổi gió và phơi chút nắng, sợ ở Đà Lạt lâu quá thịt da trở thành "trắng quá nhìn hổng ra" - nhại theo câu thơ của Nguyên Sa "áo em trắng quá nhìn không ra", mà có lẽ nguyên do chính xác hơn là vì cái lạnh của Đà Lạt làm khơi lại nơi chốn và lý do tại sao mình vừa cuốn gói chạy về Việt-Nam. Sáng sớm mới hơn sáu giờ, nhìn ra ban công trên khách sạn đã thấy lố nhố người đi tắm biển - chẳng cần đem ống nhòm ra nhìn, tôi cũng dư biết chỉ có dân địa phương mới chịu khó dậy sớm đi tắm biển, vì ai cũng sợ khi nắng lên thì chỉ cần một, hai giờ là sẽ bị đen như mọi. Ngoại trừ du khách ngoại quốc hay dân mới từ Đà Lạt xuống, ngoài trời mới mấp mé cỡ 80 độ F thì vẫn còn thấy...rét !
*** NHA TRANG - Một Buổi Sáng Khoái Ăn Sang
15 tháng 12, 2017
từ trái qua phải - từ trên xuống: bánh Tằm lá dứa, bánh tằm Khoai Mì,
Khoai Từ & khoai Lang, bánh Chuối nếp hấp
Khoai Từ & khoai Lang, bánh Chuối nếp hấp
Chừng bẩy giờ sáng, hai vợ chồng sách xe chạy vào khu chợ Đầm, ghé mua mỗi thứ một hộp - hay một gói, nào là bánh Tằm Lá Dứa, bánh Tằm khoai Mì, bánh Chuối Nếp hấp và gói khoai Từ - khoai Lang mỗi thứ vỏn vẹn chỉ $10 ngàn; xong chạy về quán Cà phê Hoàng Tuấn, đã đầy ắp người ngồi. Gọi một ly phin cà phê sữa đá, một ly trái Dứa tươi xay - hai vợ chồng ngồi ăn sáng với khoai ("sáng ăn khoai - khoái ăn sang"), vừa ăn vừa nhâm nhi thức uống và ngắm xe cộ qua lại tấp nập trên con đường Trần Phú ở phía dưới. Bữa ăn sáng bình dân nhưng no nê - no cành hông tại vì "no lòng đói con mắt" - thấy cái gì cũng ngon cũng rẻ nên mua tuốt luốt; tất cả tính ra chưa tới $5 đô la Mỹ, trong khi ở Mỹ may lắm đem về chỉ vỏn vẹn được một ly cà phê nhỏ của Starbucks.
*** NHA TRANG - Hoàng Sa, Trường Sa và Tân Sa.
Chiếc xe bus hôm qua thả hai vợ chồng tôi ở một cây xăng, gần vòng xoay ở đường Lý Thánh Tông và 23 Tháng 10, vì từ đó đón xe taxi đi về khách sạn gần hơn là nếu phải theo xe bus về tận bến ở đường Hoàng Hoa Thám. Anh chàng tài xế xe taxi trên đường đi càm ràm về một giống người du khách, tuy chẳng lạ lùng gì với người Việt (trái lại còn quá "cũ" rich như chuyện ngàn năm đô hộ!). Anh kể rằng bây giờ hầu như hàng ngày ở phi trường Cam Ranh đón tiếp hơn bốn ngàn du khách từ lục địa Trung Quốc (nghĩa là chưa kể dân từ Đài Loan), và họ được đưa đón bởi những công ty du lịch của người TQ làm chủ, chở họ đến những khu nghỉ dưỡng (resorts) hay khách sạn cũng của người Tầu , rồi lại còn đưa đến những nhà hàng và nơi mua sắm cũng do giống dân này làm chủ nốt ! Thế là nền kinh tế du lịch ở đây dù có đến tay người Việt cũng chả còn là bao nhiêu. Do đó, ở Nha-Trang, người ta hay nói câu "Hoàng Sa, Trường Sa và sau này Nha-Trang cũng sẽ thành Tân Sa của TQ !"
từ trên xuống dưới , trái sang phải - cơ sở thương mại của TQ ở Nha-Trang
hãng tua(tour) du lịch Khang Thai (01), đám du khách người TQ (02), tiệm bán đổ gỗ, đá quý (03)-
Nhà hàng & khách sạn (04); quán bán đổ gỗ, đá quý bao vây quanh XQ Sử Quán(05)
hãng tua(tour) du lịch Khang Thai (01), đám du khách người TQ (02), tiệm bán đổ gỗ, đá quý (03)-
Nhà hàng & khách sạn (04); quán bán đổ gỗ, đá quý bao vây quanh XQ Sử Quán(05)
Điều làm anh tài xế bực mình nhất là lối tiêu tiền bủn xỉn, trái ngược hoàn toàn với những du khách nước ngoài - nhất là với du khách xộp đến từ Mỹ - " ai đời đi một cuốc xe tốn $98 ngàn, họ đưa mình tờ $100 ngàn rồi đứng chờ mình thối lại họ $200 đồng, mà bây giờ chả ai sài tờ $500 chứ nói chi là tờ $100 đồng !". Sự thật thì anh ấy nói chỉ đúng có 99.99%, vì hiện nay đố ai đổi được tờ giấy $100 đồng - ngoại trừ những tài xế chở hàng phải đi ngang trạm thu phí ở BOT Cai Lậy thì khỏi nói - đây là chuyện dài khá ly kỳ hiện đang nổi đình, nổi đám - chỉ có những ai ở Việt-Nam, hoặc ai còn lưu tâm chú ý đến hiện tình đất nước thì may ra mới hiểu được cớ sự.
Trở lại chuyện đám du khách "ba tầu", tuy dân địa phương ít nhiều cũng kiếm thêm được chút đỉnh nhờ số lượng du khách từ phương bắc, nhưng chẳng mấy ai thích họ ra mặt. Bãi biển trước mặt cái khách sạn tôi đang ở, cách đây mấy hôm có một du khách người Hoa bị vọp bẻ, chết đuối ở đấy. Chẳng mấy ai lấy làm buồn, thương tiếc gì cho kẻ xấu số; đúng như câu nồi canh toàn là sâu, thiếu mất một con cũng chả ăn nhậu gì! Ủa! hình như tôi nói lộn thì phải? chắc có lẽ câu "con sâu làm rầu nồi canh" hình như đúng hơn. Thây kệ, thế cũng xong, bởi vì dân ở đây thường hay truyền miệng, bảo nhau : Do đó, ở Nha-Trang, người ta hay nói câu "mới đầu là Hoàng Sa, Trường Sa và sau này Nha-Trang cũng sẽ thành Tân Sa của TQ !". Thậm chí vài kẻ bán hàng tưởng vợ chồng tôi từ phương bắc đến, gặp tôi họ sổ câu "nị hào" rồi một tràng lơ lớ tiếng Quang Thoại. Ngay cả nơi du khách thường hay ghé đến đó là XQ Sử Quán, nay bị dân con buôn ba Tầu đến mở tiệm chiếm đóng - phần lớn lấy thương hiệu bán "đồ gỗ Mỹ Nghệ", nhưng nhìn đám nhân viên bán hàng tuổi tác toàn ở trong khoảng "động viên" - bố ai biết ngoài những chuyện bán những vòng đeo tay bằng gỗ, bằng kim loại rẻ tiền, mà cửa hàng thì vắng khách như nghĩa trang, tiền đâu mà trả lương nhân viên và mặt bằng hết tháng này qua năm nọ ! Tương tự như lối thương mại trong những dịp lễ lớn, người ta giăng đầy hoa đèn, biểu ngữ để quảng cáo mùa lễ và sản phẩm của mình, người Trung Quốc mở hầu hết toàn "đồ gỗ Mỹ Nghệ" khắp mọi nơi trung tâm thành phố, chả mấy chốc du khách bảo đảm sẽ tưởng lầm rằng đây là một thành phố của kẻ từ phương Bắc.
Khuôn viên của XQ Sử Quán những năm trước
ngày nay tràn ngập những cửa tiệm và hàng của Trung Quốc
không còn hình ảnh, di sản của khu triển lãm nghề Thêu tay truyền thống.
Năm ngoái khi tôi đến Nha-trang thì ít thấy những hình ảnh của người TQ, chỉ hơn một năm sau mà những cơ sở thương mại của người Tầu làm chủ mọc lên hầu như khắp nơi, lấn át luôn cả ảnh hưởng của người Nga đã tạo dựng hơn cả thập niên truớc. Nhưng đừng tưởng là nhờ số lượng du khách TQ làm người dân địa phương trở thành "hồ hỡi" vì đồng tiền Nhân Dân Tệ của họ đã đem đến. Một người tài xế taxi kể lại, năm trước có một nhóm du khách người Tầu, lúc kỳ kèo trả giá cho một cuốc xích lô dạo quanh phố, một trong hai tên TQ bỗng lên giọng trịch thượng, bảo rằng Nha Trang trước sau gì cũng thuộc về họ, không ngờ trong nhóm xe xích lô đó có người hiểu tiếng Quang Thoại, vì tự ái dân tộc bèn lên tiếng mắng chửi lại. Sau đó một cuộc ấu đả xẩy ra giữa hai tên TQ và nhóm người lái xích lô, khiến một tên bỏ chạy còn tên kia bị đánh trọng thương phải vào nhập viện. Chuyện này vẫn còn truyền tụng, nổi tiếng ở Nha-Trang, cho biết lòng yêu nước của dân Việt vẫn còn vững mạnh, mà không hiểu lãnh đạo địa phương lẫn trung ương - với mục đích như "nuôi bò vắt sữa" - thu gom tiền của người nước ngoài (chẳng riêng gì chỉ người TQ), rồi nếu cần sẽ dùng chiêu bài của thời 1979 - sau khi "anh em, đồng chí" đã đục nhau một trận te tua, tịch thu tài sản rồi tống cổ họ về nước ? Đó là chuyện "thiên cơ", hay của nhà nước luôn "bất khả lậu", với tư cách của một kẻ du lịch, tôi chỉ viết lại những cảm nghĩ của người dân địa phương cho mọi người đọc chơi, cùng "du lịch ảo" với tôi trong chuyến hành trình về Nha-Trang kỳ này.
Sau khi tắm biển về, đi ăn trưa rồi về làm một giấc "Nam Kha" - bắt chước theo giấc mộng xưa của Nguyễn Trãi, mơ thấy bao nhiêu biến cố đã và đang xẩy ra ở nước mình, nước nguời - chợt thấy mình già hơn (Niên lai biến cố xâm nhân lão)...một tuổi ! Tỉnh dậy thấy cơ thể rã rời, ê ẩm. Hai vợ chồng rủ nhau đi đấm bóp, mát-xa (massage) dưới bàn tay điêu luyện của những người mù, trời sinh tuy họ không còn nhãn quan, thị lực là bao, nhưng ngón tay thần sầu của họ biết ngay chóc đâu là nơi phát xuất ra "sự cố", hay "ùn tắc mạch máu" (thỉnh thoảng tôi khoái dùng những danh từ mới thời thượng, để nhắc nhở về cái dở của ngôn ngữ ấu trĩ sau thời 75, thấy gì nói thế như con nít!).
Những người mù này sau khi được nhà nước cho "đăng ký" - công nhận là họ thực sự khiếm thị - họ được ăn lương trợ cấp của nhà nước, mỗi tháng từ vài trăm ngàn cho đến một triệu - tùy theo nơi địa phương mà họ đang sinh sống (dĩ nhiên ai ở SG thì mức trợ cấp phải cao hơn là ở Quảng Ngãi chẳng hạn); sau đó họ được đưa vào trường huấn luyện 6 tháng nghề xoa bóp, tẩm quất ở hai trung tâm chính - một là Sàigòn, hai là ở Hà-Nội. Sau khi tốt nghiệp rồi thì họ muốn đi đâu hành nghề tùy theo ý của họ. Tuy phải trả tiền ($80 ngàn/1 giờ), rồi giống như "cá nằm trên thớt", cho người lạ "tẩn cho một trận nên thân"; cả hai vợ chồng tôi học hỏi thêm nhiều điều rất bổ ích và lý thú từ những người mù này. Thứ nhất, họ bảo khi đi tắm thì nên dội nước từ đầu gối trở xuống, sau đó mới đổ nước dần lên phía trên; lý do là tránh được sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể quá nhanh chóng - như nhiều người vừa đi nắng hay còn đang nóng nực trong người, vào phòng tắm xối nước lạnh cho mát, khi còn trẻ thì chưa bị chứng cao huyết áp, người già mà cứ làm theo thói quen cũ nên hay bị đột quỵ là vì thế. Họ còn chỉ thêm một bí quyết nữa là : trước khi tắm, ngậm một ngụm nước lạnh, rồi trong lúc tắm hãy nhổ ra - vì lúc này nước còn đang ngậm sẽ trở thành nóng - càng giúp tránh khỏi hiện tượng bị đột quỵ. Những lúc tắm biển về sau, chúng tôi thử nghiệm thì thấy quả đúng như thế; tắm xong người càng thêm sảng khoái hơn, không sợ bị cảm gió, cảm lạnh như trước. Luôn tiện, khi tôi làm một cuộc "phỏng vấn" hỏi thăm về giới khách thường dùng đến dịch vụ đấm bóp này thì đa số nhân viên dịch vụ ở đây bảo là họ thích nhất du khách từ Mỹ Châu (Hoa-Kỳ và Gia Nã Đại) vì họ rất lịch sự và tử tế, cộng thêm vào đó là họ cho tiền típ, tiền bo khá rộng rãi; kế đó là Việt kiều và dân gốc Âu Châu; khách Nga Sô thì hầu như không cho tiền típ, may lắm được họ cho thỏi kẹo chocola hoặc phong bánh - hay một, hai ngàn đồng. Hạng chót thì khỏi cần phải phỏng đoán: đó là đàn bà, phụ nữ Trung Quốc. Chỉ cần có hai người thôi là họ nói chuyện oang oang như cái chợ, và còn đòi hỏi đủ thứ. Đàn ông Tầu cũng thuộc vào "bảng vàng" này - tuy không ồn ào, nhưng bàn tay của họ trở thành "vô giáo dục" với nhân viên nữ, sờ soạng lung tung khiến nhiều người phải bỏ chạy ra khỏi phòng. Bởi thế những nơi này thường yêu cầu khách phải đóng tiền trước, có gì họ chỉ cần đuổi những người khách nham nhở này là xong chuyện.
12/15/2017
** Những quán ăn ngon
hình ảnh tiêu biểu khu nhà hàng hải sản ở đường Tháp Bà
Ở Nha-Trang ngoài những món ăn hải sản thì có lẽ, món Nem Nướng là được mọi người biết đến, mà ở Việt-Nam hay có cái phong trào "cóp dê", cứ hễ thấy kẻ khác làm ăn được là mình cũng sum xoe mở tiệm bán những món y-chang như của người ta - chưa hết, đã thế lại còn nhại lấy cả tên tiệm, danh hiệu của họ, mục đích chỉ là đánh lừa kẻ phương xa; nhưng chỉ lừa khách được một, đôi lần thôi, rồi trước sau cũng bị lỗ vốn chổng gọng. Hình ảnh một quán đông nghẹt khách, trong khi đó tiệm kế bên lại vắng teo như chùa Bà Đanh rất thường được thấy không những chỉ ở Nha-Trang mà còn khắp mọi nơi tôi đã từng đi qua. Buổi tối sau khi đặt chân tới thành phố biển, tôi mua một phần Nem Nướng đem về khách sạn để ăn, ở quán nổi tiếng chiếm ngự gần như cả ngã ba đường Lê Lợi , Phan Chu Trinh và Hàn Thuyên. Dĩ nhiên, cạnh đó có vài tiệm bán nem nướng, giá tiền tuy rẻ hơn chút xíu - nhưng chẳng đáng so bì với tiệm Nem Nuớng Đặng Văn Quyên này có đã lâu năm ở đường Phan Bội Châu sau dời về đây đã hơn một thập niên. Bây giờ họ có cả hai quán to lớn nằm hai bên đường, lúc nào cũng bận rộn đầy khách. Mỗi lần ra trả tiền đều thấy ông chủ ngồi cạnh cái két sắt đựng tiền, tôi hay đùa:
- Công việc coi bộ nặng nhọc ghê ta ơi ! nhìn ông ngồi đếm tiền mờ cả mắt thấy cũng tội !
Chừng nào mỏi mệt thì kêu tui ra thế nha?
Ông chủ đang ngồi mệt nhọc đếm, thối tiền cho khách nghe vậy bèn cười toe. Bảo lâu lắm mới thấy tôi ghé lại. Hóa ra những lần trước bị tôi chọc ghẹo, ông còn nhớ cái bản mặt Vịt kiều chúa thọt lét thiên hạ của tôi. Món nem nướng này thực sự có lẽ cũng giống như món Phở của người Bắc, sáng-trưa-chiều-tối , lúc nào ăn cũng được. Thêm lon hay chai bia Tiger hay Sàigòn nữa thì hết biết ! Bạn muốn ăn hải sản - nghêu sò ốc hến ư? Dễ ợt, dọc con đường Trần Phú - kéo dài qua Phạm Văn Đồng, la liệt chả thiếu gì những quán ăn toàn món hải sản này, nhưng vì nằm ngay trục lưu thông lớn nhất của thành phố, giá mặt bằng hơi cao cho nên bạn dễ bị chặt chém chẳng thương tiếc. Thay vào đó, cũng trên con đường Phạm Văn Đồng (qua khỏi cầu thì đường Trần Phú bị đổi tên) thấy đường Tháp Bà bạn rẽ trái, nơi này cũng là nơi tập trung khu bán đồ hải sản, giá rẻ hơn đôi chút - nhưng nên coi chừng, nhiều chỗ sau khi mình đã lựa mua con cua/ghẹ này, đem vào trong họ thay vào đó bằng con đang ngáp ngáp, đã chết; cho hành tiêu, muối ớt vô rồi thì khó ai biết được đâu là thật, đâu là đồ bị tráo. Có người chỉ một món trong menu - hình ảnh rất tươi ngon, hấp dẫn - bưng ra thì lại hoàn toàn một món khác tương tự. Bạn nên đi dạo, luợn tới lượn lui trong giờ cao điểm của bữa tối, thấy quán nào vắng khách thì cứ để cho chủ lẫn nhân viên được nghỉ ngơi luôn cho tiện !
quán Cơm Tấm Sườn Que
Ngoài những món hải sản, nem nướng ra, nổi tiếng không kém đó là món Bún Canh Cá mà gần như góc đường nào cũng có, nhưng ngon và nổi tiếng lâu đời bạn phải chịu khó đến khu chợ Xóm Mới - số 123 đường Ngô Gia Tự - mà bạn phải chịu khó đến sớm nha ! trễ thì có nước phải chờ đến buổi tối mới mở cửa lại; có điều nếu bạn đến hụt nơi này thì cách đó chẳng bao xa - cũng trên con đường Ngô Gia Tự (đường một chiều) số 66 là tiệm bán cơm tấm bì - tên gọi cũng ngồ ngộ: Cơm Tấm Sườn Que - ngon và rất hợp với túi tiền, bởi thế cho nên lúc nào cũng có khách vào ăn, khách đứng chờ mua đem về.
Một công trình đang...chờ đợi
Nha Trang sắp sửa đến mùa lễ - mùa cháy phòng - nghĩa là khách sạn không còn chỗ cho thuê, vậy mà một công trình đầu tư, xây dựng sát bên chân cầu Trần Phú - tốn cả ngàn tỉ, với dự tính sẽ có khoảng hơn 250 phòng cho thuê và 120 căn hộ; ban đầu được chấp thuận cho xây lên 40 tầng, nhưng vì lòng tham, coi thường luật pháp - hay là ỷ mình "có tiền có quyền" - chơi ngon xây luôn đến 46 tầng ! Cả năm trời nay bị cấm không cho tiếp tục xây dựng; mà lối kiến trúc lẫn cách làm việc không chuyên nghiệp từ thợ trộn xi-măng, người cai quản cho đến nhóm kiến trúc sư, v.v...chưa chi mà nhiều mảnh đá mài, mảnh tường đã tróc ra và rơi xuống đất. Chả biết có ai xui xẻo đi dưới những công trình cao ốc như thế này, chỉ cần một mảnh bằng 3 ngón tay rớt trúng đầu là coi như....tiêu !
12/16/2017
*** NHA TRANG Ngày Vui Qua Mau
Sắp sửa lên đèo Ngoạn Mục
Quanh đi quẩn lại mà đã đến ngày lên đường trở lại Đà Lạt. Chuyến về tôi
mua vé hãng xe của SinhCàfe như bao nhiêu năm trước. Trên chuyến đổ đèo
Ngoạn Mục để xuống Nha Trang, lần đầu tiên tôi thử mua vé leo lên một
hãng xe địa phương - trụ sở chính ở Đà Lạt - giá vé vừa đắt hơn hãng
SinhCàfe mà còn hà tiện, không cho hành khách lấy một chai nước suối,
đến nỗi một khăn giấy lau tay cũng chẳng có. Nhưng đó là chuyện "nhỏ như
con thỏ"; trên đường đi người tài xế vừa lái nhanh, lái hơn ẩu - nhất
là thích hiên ngang lái giữa quốc lộ và qua mặt những xe khác ở nhiều
khúc quanh trên đèo thật "ngoạn mục" muốn rớt tim ! Trên xe thì một nửa
là khách ngoại quốc - trong đó có cả một cặp vợ chồng hay tình nhân
người Tầu - mà hầu hết họ đang gà gật ngủ, hoặc lo chụp hình phong cảnh
vực sâu cheo leo, cho nên có lẽ chẳng để ý; số còn lại chắc cũng giống
như tôi - quá teo để mà...chửi thề hay lèm bèm. Hoặc giả khách người
Việt đã quá quen với những cú xe cố nhấn ga để qua mặt, rồi vội vàng tấp
lại, nép sát vào sau lưng chiếc phía trước, khi thấy một chiếc vận tải
hay xe bus khác bất ngờ bỗng lù lù xuất hiện nơi khúc quanh trên đèo. Sự
việc chỉ xẩy ra trong chớp nhoáng, tuy không đầy 10 giây, nhưng đủ để
người nào yếu bóng vía chứng kiến sẽ dựng tóc gáy, toát mồ hôi hột chả
kém gì đang xem phim kinh dị.
Cảnh sương mù gần giữa đèo
Lúc mới lên xe, ngồi ngay sau lưng anh tài xe của hãng SinhCàfe, tưởng vợ chồng tôi là người Tầu cho nên anh ta và tên thanh niên lơ xe lầm lì, không chào hỏi, nói chuyện. Chừng tôi lên tiếng sau khi bắt đầu ra khỏi thành phố Nha Trang, thắc mắc hỏi thường khoảng bao lâu sẽ về đến Đà Lạt khi xe rời bến đúng 1 giờ trưa. Bình thường chỉ mất hơn độ 4 tiếng và vài phút, anh tài xế trả lời; nhưng không ngờ trên đèo vừa có cơn bão đi ngang và mưa nhiều mấy hôm trước, khiến gây ra tình trạng đất lở, đá lăn xuống trên vài khúc quanh của con đường đèo khiến đường bị hư hại nên hai, ba nhóm thợ sửa đường phải dựng lều trại chênh vênh trên ngọn đèo để cấp tốc mở đường, sửa chữa cho lưu thông không bị tắc nghẽn quá lâu; thêm vào đó có nhiều đoạn sương mù phủ dầy đặc, đoàn xe mở đèn pha và nối đuôi nhau - có lúc phải chờ cho toán xe từ Đà Lạt xuống rồi mới được tiếp tục cuộc hành trình.
Nghe tôi tường trình chuyến đi xuống Nha Trang hôm trước của hãng xe nọ, anh tài bây giờ mới vui vẻ kể lại chuyện về người tài xế đó; rằng mới năm ngoái đây thôi chứ lâu lắc gì. Một đám du kháchh 16 người ngoại quốc, tuy chưa hề quen biết hay đã tổ chức cùng nhau xuống Nha Trang bằng hãng xe này. Đến trạm dừng chân ở cuối chân đèo, tất cả 16 người du khách đều nhất quyết đồng loạt xuống xe và đòi lấy lại hành lý, đồng thời gọi điện thoại về cho hãng, yêu cầu cho họ đi chuyến xe khác - hoặc thay người tài xế, vì tên này hay bấm còi ầm ỹ cho dù chẳng có lý do chính đáng, mà còn lái nhanh và ẩu. Hãng xe phải gửi một chiếc xe bus khác đến để đưa du khách tiếp tục cuộc hành trình. Người tài xế kia phải lái xe một mình trở về Đà Lạt ngày hôm đó. Ngay trên chuyến về hôm nay cũng thế, tên tài xế xe nọ đến trạm dừng nghỉ chân cùng một lúc với chúng tôi, vậy mà khi xe của hãng Sinhcafe rời bến trước xe hắn dăm ba phút, lúc trên khúc quanh của đoạn đường đèo, hắn cũng tống ga, bóp còi xin qua mặt - vượt qua luôn đoàn xe đi trước xe của Sinh cafe rồi hắn dông chạy mất đất! Đi với tên tài xế này giống như đi đêm có ngày gặp ma ! Ớn teo bugi...!
Quên không kể là trong đám khách trên chuyến về lại Đà Lạt lần này, hơn một nửa là dân Trung Quốc và họ chỉ biết tiếng Tầu ngoài ra chả biết bất cứ thứ ngoại ngữ nào. Bởi vậy cho đến lúc sắp sửa đến Lạc Dương - cách thành phố chỉ hơn chục cây số - hai người Tầu bỗng lớn giọng xí xa, xí xô điều gì đó; nhưng anh tài xế vốn đã chẳng ưa "bọn chệt" (tiếng lóng ám chỉ người Tầu), vừa lái anh ta vừa lẩm bẩm như chỉ nói riêng với tôi:
- Tui không cần biết hay hiểu mày muốn nói gì, chỉ cần đưa bọn bay đến
tận nơi đến chốn an toàn là đủ. Mẹ ! tại sao không học vài chữ như "toilet", "WC"
thì tao còn hiểu để cho mày xuống giải quyết...đồ dở hơi !
Quả thật, trước khi đến bến xe của hãng, anh tài dừng ở một trạm xăng đổ cho đầy bình, để sáng mai chỉ việc chạy thẳng xuống Nha Trang. Đám hành khách người Tầu này vội vàng, nhanh chân đổ bộ xuống và - chuyện lạ - đứng xếp hàng truớc phòng vệ sinh chỉ dành cho một người. Đa số là những người lớn tuổi. Thảo nào. Anh tài xế trên đường đi, nghe kể tôi mới sắm chiếc Honda với 125cc phân khối, anh bảo xe dư sức cho hai vợ chồng tôi lái xuống Nha Trang và leo đèo đi ngược về. Tôi chỉ cười cười bảo:
- Xe còn đang chạy rô-đa, mới hơn 200km, tốt xấu ra sao chưa biết,
rủi bị hư dọc đường thì khốn! Đi xe đò -nhất là lúc lên đèo - nếu nhỡ chết máy
thì mình cứ việc ngồi yên, xem tài xế và lơ xe chổng mông ra đẩy...khỏi mệt xác!
Thằng nhóc lơ xe - tuổi mới trên hai mươi - lẫn anh tài xế phá ra cười, bảo "chú nói chuyện dzui ghê!", và mở hộp kẹo me ra mời tôi; kể thêm là đi đường thường hay buồn ngủ nên trên xe mang theo đủ thứ để ăn vặt cho tỉnh táo. Lúc vừa mới lên xe ở Nha Trang chạy một đoạn vài cây số, anh tài ho xù xụ, bào chữa rằng là đã bị ho hơn hai tháng nay, uống thuốc tây mà vẫn chẳng thấy bớt. Vợ tôi khuyên anh ta nên đóng cái cửa sổ kế bên cạnh, và tắt luôn cái quạt máy lạnh thổi trực tiếp vào chỗ người tài xế ngồi. Anh ta nghe thế nên thử làm theo, quả nhiên từ bấy giờ trở đi tôi chẳng còn nghe tiếng "Đắc Kỷ ho gà" của hắn; luôn tiện tôi cũng khuyên anh ta nếu có dịp, ghé tiệm thuốc Bắc ở số 1 Phan Đình Phùng, nhờ người bắt mạch rồi mua một chai thuốc ho loại syrô, hay uống một ly nước tắc - hoặc chanh - pha uống với mật ong. Bảo đảm hết trong vòng ba ngày, chẳng cần phải đụng đến một viên thuốc tây hay trụ sinh gì ráo. Đồng thời cũng nên giữ cho ngực và đầu được ấm, không thì cứ ho hoài. Người ta thường hay nói "đi một ngày đàng, học một sàng khôn", tôi chẳng những thu thập được nhiều điều hay khi được đi đây đi đó, mà tôi còn chẳng ngại ngùng gì khi chia sẻ những điều mình biết và từng trải nghiệm. Ít ra cho dù nhiều khi nó giúp được người này mà không ích lợi gì cho kẻ khác, miễn là có tâm ý hay dụng ý tốt là đủ.
Những hình ảnh ăn chơi ở miền thùy dương...
Trên sáu bó, tuổi của bụi đời ?
$15k một cây mía, ăn mỏi rã họng cũng không hết !
Sáng nay khoái ăn sang hay Xôi?
ai muốn mua thịt heo rừng ?
hay người rừng, eh ?
*** Mình ta thôi cũng đủ buồn...
13 tháng 12, 2017
quang cảnh nhộn nhịp sau rạp Hòa Bình
Hôm nay Đà Lạt nắng lên và đã hai, ba hôm không mưa cho nên trời ấm áp, rạng rỡ làm như mùa xuân sắp tới, mà còn bao lâu nữa đâu, chỉ hơn hai tháng nữa thôi là Tết 2018 đến. Trong khi Đà Lạt đang ráo riết chuẩn bị cho mùa Lễ Hội Giáng Sinh và ngày tết, đó lại là mùa đông của đời người cho những ai đang ở tuổi từ sáu bó trở lên. Ngoài chuyện bỗng dưng nhiều cặp vợ chồng thay nhau đổ bệnh, "hên" hơn thì cũng có chuyện lục đục, lấn cấn trong gia đình khiến vài cặp đành phải chia tay nhau ly thân hoặc ly dị. Con người nghĩ cũng lạ, chưa lấy được nhau thì than trời trách đất, lấy được rồi thì bao lâu sau lại muốn vứt bỏ; y như người đã vội mua một món đồ bán trong tiệm - trưng bầy trông nhìn đã con mắt - nhưng sau khi đem về và sài thử thì lại thấy nó đã không như ý mình muốn. Chả trách gì khi ai đó từng nói câu "hôn nhân giết chết tình yêu (hay lãng mạn)". Thế là thế nào? Tôi từng nghĩ mãi về điều nghịch lý này, tại sao yêu nhau nên mới quyết định cùng nhau sống đời ở kiếp, nhưng sau đó lại giống như chó với mèo, càng ở lâu lại càng hay chõm chọi (danh từ của người Bắc, thay vì nói rằng cãi lộn hay chửi nhau). Thứ nhất tình yêu là cá nhân, còn hôn nhân là bản năng của con người nói chung, phải có để nhân loại, giống người được trường tồn. Danh từ "hôn nhân" thường đi đôi với thủ tục hành chánh - do con người đặt ra - chứ thực sự là chẳng cần phải ai chấp nhận, hôn nhân vẫn hiện hữu từ thời thượng cổ. Do đó, từ một sở thích cá nhân (mình yêu một ai đó) phải thay đổi bởi một mục đích chung - đó là con cái, là gia đình - mà sau khi cái nghĩa vụ đó coi như được hoàn tất (con cái lớn khôn, trường thành) - vợ chồng nay muốn trở lại với tư cách cá nhân, mỗi người đều có một ước vọng riêng tư của mình mà đã bị dồn nén, phải hy sinh cho "đại cuộc" (gia đình) đã bao lâu. Chưa kể mổi người có những thói quen (hay hoặc dở) lại là nỗi gánh nặng cho người khác, cuối đời mỗi người không còn gánh nổi những gánh nặng của người khác đổ lên người mình bấy lâu nay, cho nên sự rạn nứt đưa đến chia rẽ là chuyện tất nhiên. Nhìn theo góc cạnh của Hình Học, tuy hai người - bắt đầu cùng một điểm chấm, nhưng khi hai con đường thẳng vẽ cách nhau chỉ cần 1 độ (one degree of separation) - vẽ kéo dài hai đường thẳng này thì nó sẽ chẳng còn đi song song mà khoảng cách càng lúc càng cách xa. Vấn đề còn lại là mỗi người tự mình phải hiểu : tại sao chỉ cần cách nhau chỉ 1 độ, mà khoảng cách về sau lại càng xa, và làm thế nào để loại bỏ, không còn cái cách khoảng cách đó?
*** Từ Sàigòn lên Đà Lạt Nov, 30, 2017
Hơn một tuần lễ phải ở tại Sàigòn lâu hơn dự định, mãi gần hai tuần sau khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, sáng sớm thứ năm hai vợ chồng tôi đón chuyến xe Thành Bưởi lên Đà Lạt. Tuần lễ đầu tiên hai vợ chồng tôi nào là phải khi khám răng, lo trám lại những "ổ gà" của thời gian đã ưu ái để lại; hẹn gặp gỡ hai nhỏ nhóc tì blogers đi kéo ghế trong một quán Vịt tiềm nổi tiếng ở số 591 đường Nguyễn Trãi; mà trước đây tôi đã từng đặt hàng của hai nhỏ này hơn một ký lô cá khô. Mấy tháng trước đó, khi còn ở Mỹ, tôi tình cờ khám phá ra hai kẻ thích ăn hàng giống như mình, đó là hai cô con gái nguời miền Tây - nhưng đi học và trú ngụ tại Sàigòn, thường hay ăn hàng dạo quanh khắp phố trong lúc quay phim rồi tải lên mạng YouTube cho mọi người xem. Ai tò mò muốn biết thêm thì xin bạn ghé vào kênh ăn uống của họ qua trang mạng chính ở dưới đây:
Giới Thiệu Kênh Lâm Gia Trinh
SẠP KHÔ KHANH YẾN - NỨC TIẾNG BẠC LIÊU
Xế mới tậu - Honda AirBlade 2017
Sau đó, đến lượt tôi bỏ hai ngày chạy loanh quanh tìm hãng xe Honda để ngắm nghía, cân nhắc và cuối cùng sắm được chiếc AirBlade mới toanh đời 2017, trị giá tổng cộng cả thuế má và sang tên giấy tờ cũng trên $45 triệu đồng - chưa tới 2 cây vàng - hay tương đương với khoảng hơn $1,900 USD. Kế tiếp là người nhà từ Đà Lạt có chuyện bất ngờ cần phải về Mỹ, khiến hai vợ chồng tôi lại phải đón tiếp và đưa tiễn họ ra phi trường, rồi ngay ngày hôm sau mới được leo chuyến xe quen thuộc lên Đà Lạt.
Người ta thường bảo ra ngõ gặp gái là xui, nhưng gặp đám ma thì lại hên. Trong lúc chờ đợi xe trung chuyển đến đón người và hành lý, tôi tình cờ thấy một chiếc xe nhà quàn chợt ngừng lại phía bên kia đường vì trục trặc kỹ thuật gì đó, vài phút sau chiếc xe ấy lại tiếp tục lăn bánh, tôi hy vọng biết đâu đấy cũng là điềm may, cho chuyến đi của chúng tôi được "thượng tọa bình an". Chừng qua khỏi Định Quán, bên đường tôi lại thấy một đám tang coi bộ cũng khá lớn, lều và dù được căng ra dọc bên quốc lộ để che nắng cho mọi người đến phúng điếu. Tưởng thế là gặp thêm được một điềm may, ai dè sau khi dừng ăn cơm trưa ở Phương Lâm, chiếc xe khách của Thành Bưởi cóc chịu nổ máy, tài xế cố thử làm vài cách nhưng chiếc xe vẫn ngoan cố nằm ỳ một chỗ. Lòng định bụng tính rủa thầm điệu này về đến Đà Lạt dám cũng phải gần nửa đêm ! Giai đoạn kế tiếp thể hiện cá tánh của người Việt, đó là ông chủ tiệm cơm gọi đám nhân viên của mình- dĩ nhiên toàn là đám thanh niên, đàn ông - trong đó có cả hành khách cùng chung nhau hè hụi đẩy chiếc xe bus lùi lại, rồi đẩy nhanh về phía trước trong khi anh tài xế sang số và đạp ga cho nổ máy. Thời may, chỉ cần đẩy như thế hai lần thì xe nổ máy khiến mọi người vỗ tay reo hò, rồi lên xe tiếp tục cuộc hành trình.
1,2,3....dzô !
Đến trung tâm thành phố Bảo Lộc, nơi trụ sở công ty chuyên sửa chữa loại xe mà hãng Thành Bưởi đã mua của họ; người tài xế đã xin lỗi hành khách, bảo rằng sẽ có chút trễ nãi vì sau khi gọi điện thoại cho chuyên viên của công ty sửa xe, tường trình về chuyện xe đề không nổ, anh đã được họ khuyên là nên ghé tạt vào - trước khi đến Đà Lạt - để họ điều chỉnh, sửa chữa chỉ cần mất vài phút.
Đến trung tâm thành phố Bảo Lộc, nơi trụ sở công ty chuyên sửa chữa loại xe mà hãng Thành Bưởi đã mua của họ; người tài xế đã xin lỗi hành khách, bảo rằng sẽ có chút trễ nãi vì sau khi gọi điện thoại cho chuyên viên của công ty sửa xe, tường trình về chuyện xe đề không nổ, anh đã được họ khuyên là nên ghé tạt vào - trước khi đến Đà Lạt - để họ điều chỉnh, sửa chữa chỉ cần mất vài phút.
Đúng là sau khi được tay nghề chuyên môn chẩn đúng căn bệnh, chiếc xe khách được đề máy nổ một cách dễ dàng sau khi mất khoảng 15 - 20 phút để sửa chữa; mọi người lại lục tục lên đường đến Đà Lạt. Đến nơi thì cũng đã gần 6 giờ chiều, trời quang đãng cùng mây trắng với chút ánh nắng mặt trời còn vương vất lại trên núi đồi. Người tài xế xe trung-chuyển bảo rằng hành khách được may mắn vì hôm qua trời mưa và lạnh, hôm nay thì nắng ấm và quang đãng.
02/12/2017
Sáng sớm hôm nay, dự định là sẽ dậy sớm và sách cái cà-men đi bộ xuống nhà, ở cạnh nhà có một quán Mì Quảng ngon và rẻ hết chỗ chê, mua về để hai vợ chồng ăn sáng; nhưng xui thay trời đổ cơn mưa và gió lạnh cho nên quán đã im lìm đóng cửa. Thời may là chiều hôm qua, sau bữa cơm tối ở trên phố, tôi ghé vào tiệm bánh Liên-Hoa lớn nhất và nổi tiếng ở trên đường 3 Tháng 2 - mua cái bánh Croissant, bánh Khoai Mì nướng và bánh Chuối nướng (đã bảo là tôi khoái ăn vặt cơ mà!), thế là hai vợ chồng loay hoay pha cà phê, ngồi ăn sáng vừa ngắm cảnh mưa rơi ở Đà Lạt, coi bộ còn xôm tụ và lãng mạn hơn tên BS Nhà Đất, thỉnh thoảng khoe buổi "khoái ăn sang" của vợ chồng hắn.
quán Mì Quảng im lìm đóng cửa bên đường
Bình thường thì buổi sáng tôi chỉ cần một gói xôi và một ly cà phê là đủ, y như câu châm ngôn mà tôi đã nghĩ ra trong một buổi ăn sáng ở Nha-Trang cách đây vài năm.
Thành phố Sàigòn hay Hà Nội thay đổi nhanh chóng đó là chuyện thường tình, nhưng chứng kiến tốc độ đổi thay của Đà Lạt khiến tôi bỗng bùi ngùi, luyến tiếc cho những vẻ yêu kiều, thơ mộng đang mất dần đi của thành phố núi. Hơn bốn mươi hai năm về trước, tháng chạp sáng ra đường vẫn còn lãng đãng những màn sương, mà nếu dậy thật sớm độ khoảng năm, sáu giờ - khi mặt trời còn ngái ngủ, chưa chịu ló dạng - thì sương mù phủ kín những thung lũng, trên cả đường phố dọc quanh bờ hồ Xuân Hương. Bây giờ thì cho dù có dậy sớm hơn thế nữa thì cũng chả còn thấy chút sương nào, ngoại trừ những hôm bất thần có cơn bão nào chợt đi ngang, sáng hôm sau để lại một chút khói sương rồi chóng tan nhanh vào cái không gian ồn ào náo động; nơi cầu Ông Đạo xe cộ thường hay bị nghẽn kín trong giờ công sở và trường học mở cửa, chả thua gì mấy ở Sàigòn, có điều là tôi chưa thấy ai lái xe leo lên lề để vượt chỗ kẹt xe, có lẽ vì đường xá ở đây thường nằm trên những con dốc, mà vỉa hè thì cái thấp cái cao, xây tùy hứng theo ý của chủ nhà, cho nên ai nấy cũng đành phải chịu.
cảnh xe cộ đông nghẹt ở cuối đường Duy Tân (3 Tháng 2)
Ngày xưa Đà Lạt có cái gọi là "3 KHÔNG" - không đèn xanh đèn đỏ; không
có máy lạnh, không xe xích lô. Nhìn hình ảnh sắp sửa đến giờ tan trường,
tan sở - ở cuối dốc Duy Tân (3 Tháng 2) gần bùng binh, giờ cao điểm
phải có ít nhất 3 người Cảnh Sát Giao Thông hiện diện để điều khiển lưu
thông, giảm sự "ùn tắc" (kẹt xe). Có lẽ cũng chả bao lâu, chuyện "không đèn
xanh đèn đỏ" sẽ chẳng còn truyền tụng trong dân gian.
cái mụ du khách ni sao trông quen quen ghê ta !
Mới năm ngoái thôi chứ xa xôi gì, đối diện với quán cà phê TÙNG ngay khu Hòa Bình trước đây là tiệm Khai-Trí bán sách, thường hay ế ẩm. Năm sau trở lại, nó đã trở thành một trong ba chi nhánh của tiệm bánh tên Cối Xay Gió, mà không ngờ có người cho biết đây lại là một nơi du khách ai cũng phải một lần ghé đến để chụp hình lưu niệm, bởi vì chiếc tường được sơn lên một mầu vàng rực rỡ, chẳng khác gì mầu hoàng gia của phố cổ Hội-An, chụp lên ảnh rồi thì ít nhiều cũng gây lên cái ấn tượng ấm ấp và rất ăn ảnh, như hình phía trên thấy hai cô cậu đang chụp nhau đem về làm kỷ niệm.
Tối đến, sau bữa cơm chiều, tôi quay trở lại bức tường này, chụp thêm một vài tấm để xem sự khác biệt ánh sáng của hai khoảng thời gian, nó khiến tôi liên tưởng, nhớ lại cách đây hơn mười lăm năm, tôi cũng có chụp hình một bức tường sơn vàng, nhưng đã loang lỗ, úa mầu theo thời gian ở khu vực thường được gọi là khu Tây Ba lô, nằm trên con đường Bùi Viện ở Sàigòn. Khu Tây Ba Lô ấy nay đã trở thành khu phố đi bộ thứ nhì (sau khu phố đi bộ ở đường Nguyễn Huệ) nhưng chỉ mở vào tối hai ngày cuối tuần, tựa như khu Hòa Bình ở Đà Lạt đã từng làm trước đây khoảng hơn thập niên.
đường Bùi Viện vào buổi sáng - hè 2007
12/04
Sáng hôm nay, bầu trời xa xa chỉ lác đác vài đám mây xám, được cái là không mưa cho nên mới hơn sáu giờ mở cửa sổ nhìn xuống, thấy quán Mì Quảng đã đông đúc người ngồi ăn nhộn nhịp, tôi bèn sách cái cà-men đi bộ đến nơi mua chỉ một tô lớn, vì bánh và trái cây vẫn còn sau bữa ăn vặt tối hôm qua. Một tô lớn giá chỉ có $25 ngàn, mà chỉ cần thêm $5 ngàn nữa thôi là cả hai vợ chồng đều có thể ăn no cả buổi sáng. Cô chủ quán thấy tôi liền vui miệng chào hỏi, bảo lâu lắm mới thấy tôi trở lại, vẫn còn nhớ là tôi thường hay mua ăn sáng cho vợ, khen là hai vợ chồng tôi thật hạnh phúc. Câu nói khiến tôi chợt nhớ lại ngày còn ở Sàigòn, đưa vợ mình đi làm răng, sợ để lâu sẽ khiến răng long lay, hư và dễ rụng. Trong lúc ngồi đọc xong cả đống báo, tôi đùa cợt với mấy đứa nhỏ ở quầy tiếp tân sau hơn một tiếng rưỡi chờ đợi, giả bộ càm ràm rằng:
- Ngày xưa ai cũng chúc cô dâu chú rể sống cùng nhau cho đến lúc "răng long đầu bạc",
cô thì giờ đã hội đủ cả. Vậy mà bây giờ Nha Sĩ lại ác ôn, đang cố làm cho răng cô được
cứng, chắc ơn. Chỉ cần cô đi nhuộm tóc thì tuổi xuân còn lại của chú coi như hết đường binh !!!
Mấy đứa nhỏ cười lăn ra, bảo mỗi lần thấy vợ chồng tôi ghé đến phòng nha-khoa, bọn nó đều vui vì những câu đùa giỡn dị hụ, đôi khi thật quái chiêu của tôi. Nhất là lúc nẫy tôi hỏi phải còn chờ đến bao lâu. Một đứa trả lời là chắc cũng sắp xong. Tôi làm bộ càm ràm:
- Ừ tại chú muốn biết, nếu lâu quá chắc chú phải tái giá, không thì phí uổng tuổi
thanh xuân còn lại của chú...
*** Nước ở đâu sạch nhất, Sàigòn hay Đà Lạt ?
nước ở Đà Lạt trong sạch nhất - trị số chỉ có 25
Trước ngày rời Hoa-Kỳ, tôi cẩn thận mang về Việt-Nam cái máy đo độ sạch của nước lọc - đừng tưởng là chỉ Việt-Nam mới là lạc hậu - mà cách đây không lâu nhà máy lọc nước của thành phố Philadelphia bị ô nhiễm, khiến hơn 200 người bị thiệt mạng và hơn ba ngàn người phải nằm bịnh viện để điều trị; giám đốc nhà máy lọc nước không những bị cách chức mà còn bị ở tù vài năm, và thành phố bị dân kiện cáo lên đến gần nửa tỷ đô la. Thành phố nơi tôi ở thì độ sạch/bẩn ngay từ trong vòi nước ra là 60, sau khi lọc nước bằng bình lọc hiệu Brita - phải thay nó hàng tháng - thì độ sạch/bẩn được giảm xuống chỉ còn lại là 40 mà theo bảng chỉ dẫn thế nào cho an toàn thì cứ dưới 100 thì tạm dùng được, nhưng vẫn cần phải đun xôi trước khi uống hay nấu nướng. Ở Sàigòn thì mức độ đo là 62 từ vòi nước, sau khi lọc bằng bình lọc kiểu của Việt-Nam thì xuống độ 42. Tấm hình trên tôi ghi lại kết quả cuộc thử nghiệm, thì ngay từ trong vòi ra, nước ở Đà Lạt trong sạch nhất, có thể được uống ngay từ trong vòi - trị số là 25 (đo từ ly số#3), bình nước lọc của hãng Thành Bưởi (#2) phát cho du khách có trị số là 19, nghĩa là còn sạch hơn cả bình nước lọc (#1) đem sang từ Mỹ - có trị số là 22. Nhờ nắm vững được những con số đo lường độ sạch của nước, tôi thấy mình tiết kiệm được số tiền chẳng cần phải mua những bình nước lọc, vừa tránh ô nhiễm, vừa đỡ phải bỏ rác những vỏ chai đầy rẫy chỗ nào cũng thấy nằm la liệt, vô tội vạ.
05/12/2017
Theo bản đồ hành chánh thì Đà Lạt chỉ có mỗi một con đường mang tên Mai Anh Đào, đó là con đường Phù Đổng Thiên Vương chạy dài, khi qua khỏi ngã ba đường Thánh Mẫu (nơi đưa đến khu nghĩa trang, hay gọi là khu Mả Thánh) và từ đoạn đó trở đi - dẫn đến khu du lịch đồi Mộng Mơ thì nó trở thành con đường Mai Anh Đào; nhưng trong thực tế thì con đường nào cũng có thể được gọi là "mai anh đào" bởi vì nhờ bộ óc siêu việt xếp đặt, bố trí cho những công trình sửa đường, gắn ống cống hay đặt giây điện thoại hay cáp quang,v.v...quái chiêu đến nỗi là tôi từng thấy con đường mới vừa bị đào xới lên để tráng nhựa ngay ngày hôm trước; vài hôm, vài tuần sau lại bị đào lên để đặt giây cáp ngầm. Chính vì thế mà tên một con đường nghe thật đầy hoa mộng "Mai Anh Đào" lại bị lợi dụng, xài triệt để, đi cùng với câu "mốt anh bới/xới". Hôm mới đến thì tôi đã thấy con đường quanh bờ hồ Xuân Hương - từ đoạn đường Phạm Hồng Thái, nơi cuối bờ hồ - kéo dài qua khỏi cầu Ông Đạo và quanh bùng binh (nay gọi là vòng xoay) trước lên khu phố Hòa Bình - đã được cào đi lớp đường nhựa cũ - chuẩn bị cho lớp nhựa đường mới sẽ được trải lên, kịp để đón ngày lễ Giáng Sinh và mùa Tết sắp đến. Độc chiêu hơn nữa là có những khúc đường bị đào, bới lên - họ cũng chẳng chừa một lối thoát cho những căn nhà bị lọt vào tuyến đường đang được (thi công) sửa chữa, hoặc "vô tình" không để bảng cảnh báo phía trước đang có lỗ hổng, ống cống chưa được lấp, khiến trong ban đêm hay đang cơn mưa lớn lụt lội, có nhiều người đi đường vô tội vạ bị lọt hố té chỏng gọng, nằm lăn la liệt trên đường. Nhiều người dân ở quanh đó ý thức được sự nguy hiểm nên họ đã tự động dựng nên những bảng cấm, cho nên tai nạn mới được giảm thiểu khá nhiều, bằng không thì thật đúng là ô hô, ai tai !!!
ngay chính con đường vào khu chung cư cũng bị "nay anh đào"
mà không chừa, hay làm một lối đi tạm cho xe gắn máy ra vào.
mà không chừa, hay làm một lối đi tạm cho xe gắn máy ra vào.
Mấy hôm nay tôi chẳng có thì giờ để đóng vai "du khách", đi dạo và chụp
hình quang cảnh của Đà Lạt, viện lẽ là nhà cửa đầy bụi bẩm, chỗ ẩm mốc
cho nên vừa lo dọn dẹp, vừa chạy rông đi mua sắm đồ đạc và dụng cụ để
dùng và sửa chữa trong nhà. Nhờ chạy loanh quanh phố mua đồ cho nên tôi
mới chứng kiến những đổi thay của thành phố, xưa kia vốn chỉ là một thị
xã nho nhỏ được ưu ái trong thời Pháp thuộc.
Sáng hôm qua ghé đến ăn tiệm Phở Cường, chủ nhân là bạn học của đứa em út ngày xưa, mở đã hơn 40 năm nên rất nổi tiếng - số 1E nằm trên đường Thi Sách. Trong lúc chờ tô phở bưng ra, tôi đứng trên ban công nhìn thấy giàn Thiên Lý, lòng chạnh nhớ đến những ngày đầu xa xưa khi lần đầu tiên đến Đà Lạt. Chính vì đi quanh phố, thấy nhiều nhà trồng những bụi hoa Cúc trắng, Dã Quỳ vàng rực, mầu tím Pense , rồi những giàn hoa Bông giấy, Thiên Lý... đầy thơ mộng và lãng mạn chẳng giống như ở Sàigòn đầy bụi bậm, khô khan. Tất cả đã thu hút, giam giữ lại bước chân giang hồ của tôi.
biết cái gì khổ cái nấy!
Một trong những thứ làm tôi bận bịu trong mấy ngày qua là lo sửa sang, dọn dẹp nhà cửa; trong đó tôi mua gỗ về, tự tay đóng lấy cái kệ gỗ để lò vi sóng (hay gọi là lò vi ba - microwave), bởi vì kiếm mua thì chả nơi nào bán theo như ý của mình; mà cứ để trên mặt bếp thì quá thấp, mỗi lần dùng đến nó thì tôi phải khòm lưng - nhưng có lẽ chả nhằm nhò gì với phái nữ người Đà Lạt hay người Huế, ra đường thấy ai cũng nhỏ xíu, hay là không chừng tại mình từng quá quen nhìn những cô tóc vàng, chân dài ở xứ người. Nhớ lại những lần ở nhà người quen và bạn hữu, tôi nhận thấy đây là lối thiết kế nhà bếp rất tiêu chuẩn và phổ thông ở Việt Nam. Bây giờ có cái kệ này, tôi có thêm chỗ để nồi cơm điện hay vài thứ lặt vặt khác, như gắn chỗ treo cái ổ điện và túi đựng trái cây bên hông. Nhất cử lưỡng tiện.
12/11
*** Quá khứ không thể bỏ, nhưng tương lai muốn giữ lại chẳng dễ
Tôi không nhớ ai đã thốt lời nói trên, nhưng nó đã từng khiến tôi phải suy nghĩ để thấy cái chân lý sâu xa của câu nói. Càng về già, tôi càng nghe kể những người lớn tuổi - giới cha mẹ, bà con cô bác, hoặc chính những người mình từng quen biết - mắc chứng bệnh mất trí nhớ, chẳng còn nhận ra người thân trong nhà; nhẹ hơn thì thỉnh thoảng bị đãng trí, nói trước quên sau. Đó là chuyện tuần hoàn phải có trong kiếp người, mà có lẽ đôi lúc quên được cũng là một thần dược - giúp con người buông bỏ, không còn nhớ gì những dĩ vãng đau thương mà họ còn giữ lại trong tâm thức, để họ sau này được ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Trong khi đó, hay trước đấy - bất cứ người bình thường nào cũng buộc phải nhớ những gì mình đã làm trong quá khứ - tuy rằng không phải luôn luôn nhớ - nhưng khó mà có thể xóa nhòa nơi tâm khảm, cho dù là lòng mình luôn muốn được quên đi nhiều điều.
Trước năm 1975, tôi cũng đã từng đến Vũng Tầu, Mỹ Tho, Long An, ít nhất là vài lần; Huế và Nha Trang một lần, còn Thủ Đức, Biên Hòa hay Bình Dương, Gia Kiệm thì nhiều không kể. Đến Đà Lạt tuy chỉ có một lần, không hiểu sao tôi chẳng bao giờ tưởng tượng rằng tại sao mình hằng luôn nhớ và bận tâm về chốn này. Giống như cứ mỗi lần đọc Kinh Thánh, mỗi chuyến đi tôi lại học được, hiểu được thêm một chút ít về cuộc đời, về chính mình. Chuyến về Đà Lạt lần này, tôi được biết có ít nhất là 3 người thân, quen cũ đã và đang gặp "sự cố". Người thứ nhất chỉ là người quen trong một quán vợ chồng tôi hay ghé ăn thường xuyên; năm ngoái vẫn còn khỏe mạnh phụ nấu nướng, bán hàng, mấy tháng sau thì bị đột quỵi ch - bệnh viện tưởng sắp chết nên bảo người nhà về chuẩn bị chuyện hậu sự, mà người này chỉ mới trên năm mươi tuổi. Ai dè mấy tuần sau thì bắt đầu tỉnh lại, hiện đang được gọi là ...... Một người nữa năm ngoái vẫn còn rất khỏe mạnh, tính chuyện sang năm hai vợ chồng sẽ về hưu, muốn đi du lịch giống như vợ chồng tôi; đùng một cái vài tháng trước cảm thấy không khỏe, đi khám bác sĩ thì được một tin động trời, anh đang bị căn bệnh ung thư mà cho đến hôm nay, tôi cũng chẳng biết thêm được chút gì - vì anh đã về Sàigòn để lo xạ trị (chemotheraphy ). Cặp cuối cùng thì người chồng cũng trở thành đau yếu nằm liệt giường, người vợ cũng vừa chân yếu mà sức khỏe cũng chẳng bằng ai, bây giờ lại mang thêm gánh nặng phải chăm sóc ông chồng. Tôi nhớ mỗi lần nói chuyện hay gặp mẹ, mẹ thôi thường hay kể lể, than phiền là nay đau chỗ này, mai nhức chỗ nọ, tôi vừa đùa vừa chọc cho mẹ cười, tôi làm bộ gắt gỏng:
- Giời ơi ! đã bảo mẹ bao nhiêu lần ! đừng có mắc bịnh già,
nó lôi theo bao nhiêu thứ bệnh tật khác...
Mẹ tôi bật cười, quên ngay hoặc chóng quên, bỏ qua những lời càm ràm này nọ khi nẫy.
- Ai mà chẳng phải già, con chỉ hay đùa...
- Mai mốt rồi cũng tới phiên con thôi ! mẹ đừng làm cho con
biết trước rồi phải cụt hứng, hén?
Chữ "hén" người miền Nam hay dùng rất thông thường, tôi lại khoái dùng nó mỗi khi muốn giỡn cợt, đùa nghịch, vì đối với tôi "đời vốn buồn chuốc thêm sầu chẳng lẽ ?" - coi mọi chuyện như củ khoai, tội vạ gì phải "đau khổ vì bịnh trĩ " khi những thứ - sanh, bệnh, lão, tử - vốn không mời mà nó cũng và phải đến khơi khơi chả chừa một ai. Vậy mà cũng chẳng ít người cho rằng tôi có tánh "xấc xược". Đúng là khi thương trái ấu cũng tròn, quả chẳng sai. Hơi đâu mà phiền muộn chi cho thêm tội vạ.
12/11
*** Quá khứ không thể bỏ, nhưng tương lai muốn giữ lại chẳng dễ
Tôi không nhớ ai đã thốt lời nói trên, nhưng nó đã từng khiến tôi phải suy nghĩ để thấy cái chân lý sâu xa của câu nói. Càng về già, tôi càng nghe kể những người lớn tuổi - giới cha mẹ, bà con cô bác, hoặc chính những người mình từng quen biết - mắc chứng bệnh mất trí nhớ, chẳng còn nhận ra người thân trong nhà; nhẹ hơn thì thỉnh thoảng bị đãng trí, nói trước quên sau. Đó là chuyện tuần hoàn phải có trong kiếp người, mà có lẽ đôi lúc quên được cũng là một thần dược - giúp con người buông bỏ, không còn nhớ gì những dĩ vãng đau thương mà họ còn giữ lại trong tâm thức, để họ sau này được ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Trong khi đó, hay trước đấy - bất cứ người bình thường nào cũng buộc phải nhớ những gì mình đã làm trong quá khứ - tuy rằng không phải luôn luôn nhớ - nhưng khó mà có thể xóa nhòa nơi tâm khảm, cho dù là lòng mình luôn muốn được quên đi nhiều điều.
Trước năm 1975, tôi cũng đã từng đến Vũng Tầu, Mỹ Tho, Long An, ít nhất là vài lần; Huế và Nha Trang một lần, còn Thủ Đức, Biên Hòa hay Bình Dương, Gia Kiệm thì nhiều không kể. Đến Đà Lạt tuy chỉ có một lần, không hiểu sao tôi chẳng bao giờ tưởng tượng rằng tại sao mình hằng luôn nhớ và bận tâm về chốn này. Giống như cứ mỗi lần đọc Kinh Thánh, mỗi chuyến đi tôi lại học được, hiểu được thêm một chút ít về cuộc đời, về chính mình. Chuyến về Đà Lạt lần này, tôi được biết có ít nhất là 3 người thân, quen cũ đã và đang gặp "sự cố". Người thứ nhất chỉ là người quen trong một quán vợ chồng tôi hay ghé ăn thường xuyên; năm ngoái vẫn còn khỏe mạnh phụ nấu nướng, bán hàng, mấy tháng sau thì bị đột quỵi ch - bệnh viện tưởng sắp chết nên bảo người nhà về chuẩn bị chuyện hậu sự, mà người này chỉ mới trên năm mươi tuổi. Ai dè mấy tuần sau thì bắt đầu tỉnh lại, hiện đang được gọi là ...... Một người nữa năm ngoái vẫn còn rất khỏe mạnh, tính chuyện sang năm hai vợ chồng sẽ về hưu, muốn đi du lịch giống như vợ chồng tôi; đùng một cái vài tháng trước cảm thấy không khỏe, đi khám bác sĩ thì được một tin động trời, anh đang bị căn bệnh ung thư mà cho đến hôm nay, tôi cũng chẳng biết thêm được chút gì - vì anh đã về Sàigòn để lo xạ trị (chemotheraphy ). Cặp cuối cùng thì người chồng cũng trở thành đau yếu nằm liệt giường, người vợ cũng vừa chân yếu mà sức khỏe cũng chẳng bằng ai, bây giờ lại mang thêm gánh nặng phải chăm sóc ông chồng. Tôi nhớ mỗi lần nói chuyện hay gặp mẹ, mẹ thôi thường hay kể lể, than phiền là nay đau chỗ này, mai nhức chỗ nọ, tôi vừa đùa vừa chọc cho mẹ cười, tôi làm bộ gắt gỏng:
- Giời ơi ! đã bảo mẹ bao nhiêu lần ! đừng có mắc bịnh già,
nó lôi theo bao nhiêu thứ bệnh tật khác...
Mẹ tôi bật cười, quên ngay hoặc chóng quên, bỏ qua những lời càm ràm này nọ khi nẫy.
- Ai mà chẳng phải già, con chỉ hay đùa...
- Mai mốt rồi cũng tới phiên con thôi ! mẹ đừng làm cho con
biết trước rồi phải cụt hứng, hén?
Chữ "hén" người miền Nam hay dùng rất thông thường, tôi lại khoái dùng nó mỗi khi muốn giỡn cợt, đùa nghịch, vì đối với tôi "đời vốn buồn chuốc thêm sầu chẳng lẽ ?" - coi mọi chuyện như củ khoai, tội vạ gì phải "đau khổ vì bịnh trĩ " khi những thứ - sanh, bệnh, lão, tử - vốn không mời mà nó cũng và phải đến khơi khơi chả chừa một ai. Vậy mà cũng chẳng ít người cho rằng tôi có tánh "xấc xược". Đúng là khi thương trái ấu cũng tròn, quả chẳng sai. Hơi đâu mà phiền muộn chi cho thêm tội vạ.
Comments
Post a Comment